Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực hiện bài test trẻ tự kỷ từ sớm giúp nhận biết được dấu hiệu bất thường về tâm lý ở trẻ, từ đó có phương án điều trị, định hướng hiệu quả hơn. Bài test này được sử dụng rộng rãi cho trẻ từ 16 - 36 tháng tuổi.
Tự kỷ là bệnh lý về tâm lý có thể gặp phải ở bất cứ trẻ em nào. Chính vì thế mà nhận biết trẻ có dấu hiệu tự kỷ thông qua bài test trẻ tự kỷ là điều cần thiết, giúp bố mẹ có biện pháp điều trị cho con tốt và sớm hơn.
Bài test trẻ tự kỷ có tổng cộng bộ 20 câu hỏi với những ví dụ cụ thể, giúp bố mẹ dễ dàng sử dụng thông qua những quan sát, hướng dẫn, từ đó tính được điểm số để đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ 16 - 36 tháng tuổi. Với mỗi câu trả lời, bạn sẽ có 2 cột điểm để điền điểm số sau mỗi câu hỏi cụ thể. Bộ câu hỏi trong bài test trẻ tự kỷ bao gồm:
Quan sát xem khi bạn chỉ tay về 1 hướng, trẻ có nhìn theo hướng tay bạn chỉ không? Nếu trẻ nhìn theo hướng tay bạn, hãy điền điểm số là 0, nếu ngược lại, trẻ không nhìn theo hướng tay mà vẫn chăm chú vào việc đang làm thì hãy điền vào ô điểm số là 1 nhé.
Trẻ có gặp vấn đề về thính giác không? Câu hỏi này trong bài test trẻ tự kỷ có ý nghĩa xác định vấn đề nghe của trẻ có tốt không. Khi có tiếng động lớn, trẻ nghe thấy và chú ý đến nơi phát ra âm thanh kia thì bạn điền số 0 vào ô điểm, còn nếu trẻ vẫn tiếp tục tập trung vào việc đang làm, hãy điền 1 điểm.
Trẻ có hứng thú với việc leo trèo không? Đây cũng là câu hỏi cần có khi thực hiện bài test trẻ tự kỷ cho trẻ từ 16 - 36 tháng tuổi. Nếu trẻ nhà bạn thích leo trèo, hãy điền 0 điểm, còn nếu trẻ không mấy hứng thú với việc này, hãy điền 1 điểm nhé.
Trẻ có thường xuyên chuyển động ngón tay một cách bất thường trước mắt khi ở một mình không? Nếu bạn nhận thấy điều này ở con em mình thì hãy điền 1 điểm, ngược lại thì điền 0 điểm nhé.
Trẻ có hướng chỉ tay đến đồ vật mà mình muốn lấy không? Ví dụ như trẻ muốn lấy búp bê hoặc siêu nhân trên kệ thì trẻ có biểu hiện chỉ tay đến món đồ muốn lấy không. Nếu có, hãy điền 0 điểm và điền 1 điểm nếu trẻ không thực hiện điều này.
Trẻ có chỉ cho bố mẹ những thứ khiến trẻ thích thú không? Ví dụ như khi có chiếc máy bay hoặc tàu hỏa đi ngang qua, nếu trẻ có chỉ cho bạn biết, bạn không có điểm nào. Còn nếu trẻ không chỉ cho bạn thấy điều chúng thích thú, bạn hãy điền 1 điểm.
Trẻ có thể hiện sự quan tâm của mình khi chơi với những đứa trẻ khác không? Nếu có, hãy điều 0 điểm còn không có, hãy điền 1 điểm vào ô điểm số nhé.
Trẻ có chủ động khoe với bạn những thứ mà chúng thích bằng cách chỉ tay hoặc đưa cho bạn đồ vật đó không? Ví dụ như trẻ thích một con búp bê và không chia sẻ với bạn thứ chúng thích, hãy điền 1 điểm và ngược lại là 0 điểm.
Trẻ có phản ứng lại khi bạn gọi tên của bé không? Bạn gọi tên mà bình thường vẫn hay gọi bé và bé không có phản ứng với điều này, hãy điền 1 điểm và ngược lại là 0 điểm trong ô điểm số nhé.
Trẻ có cười lại với bạn khi bạn cười với bé không? Nếu có, hãy điền 0 điểm còn không có thì điền 1 điểm nhé.
Trẻ có tỏ ra khó chịu vì những tiếng ồn xung quanh không? Nếu có, hãy điền 1 điểm và nếu trẻ không có biểu hiện khó chịu khi ồn ào, hãy điền 0 điểm.
Trẻ có thể tự bước đi hoặc tìm cách để bước đi không? Nếu bạn quan sát thấy trẻ thường xuyên tự tìm tay vịn để đứng lên, bước đi thì hãy chấm 0 điểm và ngược lại là 1 điểm.
Trẻ có nhìn vào người đối diện khi chơi cùng, nói chuyện cùng bé không? Nếu trẻ chỉ tập trung vào đồ đang chơi mà không có giao tiếp ánh mắt với người đối diện, hãy chấm 1 điểm và ngược lại là 0.
Trẻ có bắt chước những gì người lớn làm không? Nếu không, hãy điền 1 điểm và nếu có thì bạn điền 0 điểm.
Trẻ có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn gì khi bạn đột ngột thay đổi hướng nhìn không? Nếu có, hãy chấm 0 điểm và nếu không thì chấm 1 điểm vào ô điểm số.
Trẻ có thích, muốn bạn nhìn trẻ không? Nếu trẻ trốn tránh hoặc tỏ ra khó chịu khi bạn nhìn trẻ thì hãy điền 1 điểm, còn không, hãy điền 0 điểm.
Trẻ có làm theo những chỉ dẫn của bạn bằng lời nói không? Chấm 1 điểm nếu không và 0 điểm nếu có.
Trẻ có nhìn vào bạn để xem phản ứng của bạn khi có sự kiện mới diễn ra không? Điền 1 điểm nếu không và 0 điểm nếu có.
Trẻ có thích hoặc tỏ ra hứng thú với những trò chơi vận động không? Điền 1 điểm nếu không, 0 điểm nếu có.
Thông qua điểm số ghi nhận được trong bài test trẻ tự kỷ trên đây, bạn có thể tự đánh giá sơ bộ về tình trạng trẻ có bị tự kỷ hay không và ở mức độ nào. Cụ thể như:
Điểm số từ 8 - 20: Đây là khung điểm số cho thấy trẻ có nguy cơ bị tự kỷ khá cao và khi nhận thấy điều này, phụ huynh nên cho bé đi khám với bác sĩ có chuyên môn để xác định tình trạng cũng như có phương án cải thiện.
Điểm số từ 3 - 7: Đây là mức điểm số cho thấy nguy cơ trẻ bị tự kỷ ở mức trung bình, bố mẹ cần theo dõi thêm và có thể đưa bé đi khám để chắc chắn hơn về kết quả nhận được.
Điểm số từ 0 - 2: Điểm số ở mức này cho thấy nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ là khá thấp, bố mẹ có thể phần nào yên tâm và chú ý đến con nhiều hơn. Nếu thời điểm thực hiện kiểm tra khi con dưới 24 tháng tuổi thì bố mẹ cần làm lại bài test trẻ tự kỷ một lần nữa khi bé tròn 24 tháng, đảm bảo kết quả được chính xác nhất có thể.
Thực hiện bài test trẻ tự kỷ cho con từ sớm và định kỳ là điều cần thiết mà bố mẹ nào cũng cần lưu tâm. Bởi ở giai đoạn này, trẻ chưa có biểu hiện gì nhiều, cũng chưa tập nói nên việc nhận biết thông qua sinh hoạt và quan sát để điều trị sớm là điều khá khó khăn.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...