Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng mắt bị nhiễm trùng, gây đỏ mắt. Bệnh khởi phát đột ngột và dễ lây lan nên chúng ta cần xác định được phải làm gì khi bị đau mắt đỏ.
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh đau mắt đỏ chiếm 80% là do virus Adenovirus gây nên, hoặc do các loại virus như tụ cầu, liên cầu, phế cầu. Bệnh hay xuất hiện nhất là vào độ cuối hè hoặc cuối thu, những lúc thời tiết giao mùa chuyển từ nắng sang mưa, độ ẩm trong không khí cao, nhiều khói bụi… là các tác nhân khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi và suy giảm hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh hơn.
Thông thường, người bệnh đau mắt đỏ khi mới ngủ dậy sẽ thấy hai mắt dính chặt, cộm mắt khó chịu. Lúc đó bạn sẽ thường có thói quen lấy tay dụi vào mắt, vô tình khiến tổn thương mắt và nhiễm trùng giác mạc trở nặng hơn, làm mí mắt sưng phù nề do mạch máu bị cương tụ, gây đau rát. Ngoài ra thì bệnh còn khiến cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, sốt, viêm họng… ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Thế nên, khi biết mình bị bệnh thì bệnh nhân cần bắt tay vào xác định làm gì khi bị đau mắt đỏ ngay lập tức.
Đau mắt đỏ dù lành tính nhưng vẫn có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng không đáng có. Do đó, chúng ta cần phải biết cách làm gì khi bị đau mắt đỏ để xử trí.
Đầu tiên là ta phải lau rửa ghèn, dử mắt hằng ngày ít nhất là 2 lần bằng bông gòn hoặc khăn giấy ẩm. Khi lau xong ta cần vứt bỏ và không được sử dụng lại. Nếu mắt đang mạnh khoẻ thì tuyệt đối không được dùng thuốc nhỏ mắt của người đang bệnh để tra. Khi bệnh nhân ra ngoài thì cần lưu ý mang kính mát, tránh khói bụi cho mắt.
Đặc biệt với trẻ nhỏ thì chúng cần được cha mẹ lưu ý chăm sóc hơn. Khi bé bị đau mắt đỏ thì phụ huynh nên cho bé nghỉ học, không nên đưa bé đến trường hoặc nơi đông người trong lúc bị bệnh. Khi bé đau mắt thì thường có triệu chứng đau 1 bên mắt trước, cha mẹ và người thân nên lưu ý chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận lúc này để tránh lây nhiễm cho bên mắt còn lại. Lúc đó hãy đặt trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ghèn, dử và nước mắt chảy ra (người lớn cũng cần được làm như thế). Đồng thời phụ huynh cũng cần lưu ý cho con ngủ riêng, tránh ôm ấp vì dễ lây bệnh.
Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt thì chúng ta cần vệ sinh tay thật sạch sẽ bằng xà bông, hoặc dung dịch diệt khuẩn. Khi bị bệnh thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, cách ly và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cũng như không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác. Các biện pháp truyền miệng như đắp lá trầu, lá dâu… bệnh nhân không nên tự sử dụng tại nhà bởi công dụng chưa được kiểm chứng. Thay vì thế, nếu có dấu hiệu đau mắt đỏ thì người bệnh nên đến thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn điều trị đau mắt đỏ.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.