Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều biện pháp tránh thai, trong đó bao gồm một số biện pháp ngừa thai tốt hơn những biện pháp ngừa thai khác cũng như biện pháp tránh thai ít tác dụng phụ nhất. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp tránh thai cùng những tác dụng phụ có thể xảy ra khi áp dụng.
Rất nhiều người bối rối khi chọn một biện pháp tránh thai an toàn, nên đi chích thuốc, cấy que hay uống thuốc? Trên thực tế, cần phải biết rằng, không có một biện pháp tránh thai nào là không có tác dụng phụ. Hơn nữa, những tác dụng phụ này xảy ra còn tùy thuộc vào từng cá nhân. Nên lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho bản thân mới là điều quan trọng nhất.
Trong số các biện pháp tránh thai sẽ có một số biện pháp mang lại hiệu quả ngừa thai tốt hơn cũng như ít tác dụng phụ hơn. Nên chọn biện pháp tránh thai ít tác dụng phụ nhất nào để vừa đạt mục đích bảo vệ vừa không làm sức khỏe ít nhiều bị ảnh hưởng?
Chúng ta biết rằng, sinh lý của mỗi phụ nữ là khác nhau nên sẽ khó đánh giá lựa chọn đâu là biện pháp tránh thai ít tác dụng phụ nhất đối với một phụ nữ cụ thể. Chính vì thế, bạn phải thử lựa chọn, thay đổi nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra biện pháp ngừa thai ít tác dụng phụ nhất và phù hợp nhất với mình. Kết quả sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân.
Mỗi phương pháp ngừa thai sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Hiệu quả này sẽ được tính bằng cách tính xem có bao nhiêu phụ nữ mang thai khi cho 100 phụ nữ sử dụng một phương pháp cụ thể trong thời gian là một năm. Một phương pháp có hiệu quả 99%, nghĩa là sẽ chỉ có một phụ nữ mang thai trong số 100 người phụ nữ sử dụng.
Tất nhiên, hiệu quả phải được đánh giá dựa trên việc các biện pháp tránh thai phải được thực hiện đúng cách, tuân thủ theo đúng hướng dẫn.
Các biện pháp tránh thai sau đây được đánh giá có hiệu quả hơn 99%:
Các biện pháp tránh thai sau sẽ có hiệu quả hơn 99% nếu bạn sử dụng đúng cách (thường hiệu quả dưới 95% với cách sử dụng thông thường):
Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 99% nếu sử dụng theo hướng dẫn:
Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 98% nếu dùng đúng cách:
Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 95% nếu dùng đúng cách:
Các biện pháp tránh thai có hiệu quả từ 92 - 96% nếu dùng đúng cách:
Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 82% nếu dùng đúng cách:
Như đã đề cập ở trên, không có biện pháp tránh thai nào là không có tác dụng phụ. Theo báo cáo, thuốc tránh thai dạng tiêm Depo-Provera là loại có nhiều tác dụng phụ nhất. Trong khi đó, đứng thứ hai về tác dụng phụ là thuốc tránh thai đường uống. Sau cùng, theo báo cáo biện pháp tránh thai ít tác dụng phụ nhất chính là vòng tránh thai và NuvaRing.
Depo-Provera là phương pháp tránh thai dạng tiêm được thực hiện ba tháng một lần. Kiểm soát sinh sản bằng cách này là đưa vào cơ thể hormone progestin có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, ngăn buồng trứng phóng thích trứng. Ngoài ra, hormone này còn có tác dụng làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
So với bất kỳ phương pháp ngừa thai khác, những người sử dụng Depo-Provera thường gặp nhiều tác dụng phụ nhất, điều này khiến nhiều phụ nữ phải ngừng sử dụng hình thức ngừa thai này. Cụ thể như:
Thuốc tránh thai dạng uống đã có từ lâu. Để tránh thai, bạn sẽ uống thuốc viên này một lần mỗi ngày theo chu kỳ đều đặn để tránh thai. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhãn hiệu thuốc tránh thai khác nhau với liều lượng estrogen và progesterone (hai loại hormone sinh dục nữ) khác nhau.
Sau Depo-Provera, thuốc uống tránh thai dạng viên cũng gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm:
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) được đánh giá là gây ra ít tác dụng phụ nên đây là biện pháp phổ biến của phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
Bác sĩ đặt vào tử cung của bạn thiết bị nhỏ để tránh thai, kiểm soát sinh sản lâu dài.
Vòng tránh thai có hai loại, gồm đồng (không nội tiết tố) và nội tiết tố. tất nhiên, cả hai loại đều có những tác dụng phụ riêng, nhưng vẫn ít hơn nhiều so với các hình thức ngừa thai khác.
Một số tác dụng phụ của vòng tránh thai gồm:
NuvaRing là biện pháp tránh thai kết hợp liều thấp của estrogen và progesterone. Bạn đặt vòng vào âm đạo trong 21 ngày, sau đó lấy vòng ra trong 7 ngày để có thể có kinh.
Do ít tác dụng phụ nên nhiều phụ nữ thích sử dụng Nuvaring. Tuy vòng này thường được dung nạp tốt, nhưng có thể có một số tác dụng phụ như sau:
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.