Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thắt ống dẫn tinh là gì? Vì sao cần phải thực hiện thắt ống dẫn tinh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thắt ống dẫn tinh là một phẫu thuật kiểm soát quá trình sinh sản của nam giới. Đây là một phương pháp phổ biến để thực hiện kế hoạch hóa gia đình của nhiều cặp vợ chồng. Vậy thắt ống dẫn tinh được thực hiện như thế nào và những điều cần biết về thắt ống dẫn tinh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thắt ống dẫn tinh là gì? 

Ống dẫn tinh là một phần quan trọng của bộ phận sinh dục nam được cấu tạo từ nhiều lớp niêm mạc và lớp cơ vòng trong với chiều dài từ 30 tới 40cm và dày chỉ 3mm. Ống dẫn tinh có vai trò kết nối mào tinh và tinh hoàn. Khi có kích thích tình dục, các cơn co thắt sẽ di chuyển tinh trùng từ mào tinh tới ống dẫn tinh và vào niệu đạo để xuất tinh ra ngoài cơ thể.

Thắt ống dẫn tinh (triệt sản nam) là một thủ thuật được dùng để ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào âm đạo, tránh quá trình thụ thai xảy ra khi quan hệ tình dục. Đây là phương pháp phổ biến và tỷ lệ thành công cao. Thắt ống dẫn tinh thường không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống tình dục của nam giới. Vì vậy, đây là một trong những lựa chọn của những cặp vợ chồng nếu không muốn sinh thêm con, cũng là hành động nhằm chia sẻ những biện pháp tránh thai đối với phụ nữ.

Triệu chứng

Ưu điểm và nhược điểm của thắt ống dẫn tinh

Ưu điểm của thắt ống dẫn tinh

  • Tỷ lệ tránh thai lên tới 99,5%.
  • An toàn, không gây ảnh hưởng tới mức độ testosterone, đời sống tình dục hay bất kỳ vấn đề nào của nam giới.
  • Không làm thay đổi lượng hormone ở trong cơ thể.
  • Không gây ảnh hưởng tới chức năng tinh dục và xuất tinh.
  • So với thắt ống dẫn trứng thì ít xâm hại và chi phí rẻ hơn.
  • Thời gian phục hồi nhanh.

Nhược điểm của thắt ống dẫn tinh

  • Sưng bìu và bầm tím.
  • Chảy máu trong bìu.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Bị viêm và nhiễm trùng.
  • Bàng quang bị tổn thương.
  • Phản ứng với thuốc mê.
  • Bị đau vùng chậu sau phẫu thuật.
  • Khó thụ thai lại khi thực hiện thủ thuật này.

Biến chứng có thể gặp khi thắt ống dẫn tinh

Một số biến chứng nam giới có thể gặp sau khi thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh:

  • Bìu bị chảy máu hoặc có cục máu đông ở bên trong.
  • Bìu bị bầm tím.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Sưng và khó chịu ở bìu.
  • Đau ở vùng chậu.

Một vài biến chứng có thể xảy ra muộn như:

  • Khoảng 1 - 2% người bị đau mãn tính sau khi thắt ống dẫn tinh.
  • Xuất hiện chất dịch trong tinh hoàn làm cho nam giới đau âm ỉ. Nhất là sau khi xuất tinh.
  • Bị viêm (u hạt tinh trùng) do sự rò rỉ tinh trùng từ đầu ống dẫn tinh hoàn bị thắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân cần thực hiện thắt ống dẫn tinh

Cần thực hiện thắt ống dẫn tinh khi:

  • Không có ý định sinh thêm con.
  • Khi vợ hoặc chồng bị mắc bệnh có nguy cơ di truyền cao.
  • Khi người vợ không dùng được biện pháp tránh thai nào khác.
  • Theo nguyện vọng của nam giới để san sẻ gánh nặng tránh thai cho vợ.

Nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khi thực hiện thắt ống dẫn tinh

Một vài trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh vì có thể gây nên nguy cơ tiềm ẩn:

  • Đau tinh hoàn mãn tính.
  • Rối loạn chức năng tình dục.
  • Xuất hiện những bất thường ở thừng tinh.
  • Rối loạn đông máu.
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bìu như thoát vị bẹn, ứ nước màng tinh hoàn, viêm nhiễm mạn tính, giãn tĩnh mạch,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và khám tiền thủ thuật thắt ống dẫn tinh

Bác sĩ sẽ tư vấn kỹ về thắt ống dẫn tinh để nam giới được hiểu rõ hơn về thủ thuật này. Đồng thời giúp họ chuẩn bị tinh thần tốt nhất về quyết định quan trong này.

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để có thể đánh giá và đưa ra phác đồ thực hiện thủ thuật thích hợp và an toàn.

Tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn tinh

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục của nam giới.
  • Gây tê bộ phận sinh dục của bệnh nhân.
  • Tiến hành rạch một vết nhỏ để tìm đường vào ống dẫn tinh.
  • Tách ống dẫn tinh ra khỏi thừng tinh và sử dụng kẹp chuyên dụng để thắt ống dẫn tinh lại.
  • Tiến hành cắt ống dẫn tình rồi sau đó thắt lại.
  • Đặt ống dẫn tinh vào vị trí cũ, khâu vết thương và xử lý sát khuẩn.

Quá trình này thường xảy ra từ 15 - 20 phút. Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới cần được theo dõi sức khỏe trong khoảng 30 phút.

Phục hồi sau thắt ống dẫn tinh

Quá trình phục hồi sau khi thắt ống dẫn tinh diễn ra nhanh chóng. Nam giới sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, để bớt đau, bác sĩ có thể chỉ định một vài phương pháp khắc phục, như là:

  • Chườm đá: Sử dụng một túi đá chườm nhẹ lên bìu để giúp giảm sưng.
  • Thuốc giảm đau: Nếu cảm thấy đau nhức trong vài ngày sau đó. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau như: Acetaminophen tuy nhiên không được dùng ibuprofen hoặc aspirin vì chúng làm tăng nguy cơ bấm tím hoặc chảy máu.
  • Nghỉ ngơi: Nam giới nên nghỉ ngơi vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt sau khi thắt ống dẫn tinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh lao động nặng trong 1 - 2 ngày đầu.
  • Luôn giữ vết mổ sạch và khô.
  • Tập luyện đều đặn để giúp phục hồi nhanh.
  • Lấy mẫu tinh dịch sau khi đã xuất tinh 20 lần sau phẫu thuật để xét nghiệm xem còn sót tinh trùng hay không.
  • Cần phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì một lối sống tích cực và hạn chế stress, căng thẳng.
  • Trong quá trình điều trị, khi gặp những điều bất thường nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng:

Để tăng cường dinh dưỡng và giảm tình trạng táo bón, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống các loại rau, củ, quả như rau mồng tơi, rau đay, rau lang, khoai lang, chuối, đu đủ... Ngoài ra, tránh tiêu thụ các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, vì những loại thực phẩm này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe nên thăm khám định kỳ để giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu tình trạng bệnh của có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa rủi ro sau thắt ống dẫn tinh hiệu quả

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa rủi ro sau thắt ống dẫn tinh, cụ thể:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ.
  • Tránh tắm hoặc bơi lội trong vài tuần đầu.
  • Hạn chế nâng vật nặng, chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia những hoạt động gắng sức khác trong tuần đầu tiên.
  • Nhẹ nhàng với bìu, tránh để cọ xát.
  • Có thể bắt đầu quan hệ tình dục sau 1 tuần thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên nên áp dụng hình thức tránh thai khác cho tới khi số lượng tinh trùng trong tinh dịch không còn. Thông thường, theo phân tích thì thời gian kéo dài khoảng 2 tới 3 tháng.
Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/birth-control-vasectomy#recovery 
  2. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/vasectomy/about/pac-20384580 
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/4423-vasectomy 
  4. https://familydoctor.org/tubal-sterilization 

Các bệnh liên quan