Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Miếng dán tránh thai tương đối an toàn, dễ sử dụng, nếu sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả tránh thai cao lên đến 95%. Nếu bạn có kế hoạch mang thai, chỉ cần ngừng sử dụng miếng dán, quá trình rụng trứng sẽ trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.
Miếng dán tránh thai mang lại nhiều lợi ích vượt trội, chúng có thể dán ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp tránh thai này nhé!
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, dày khoảng 4,5cm, được dán trực tiếp lên vùng da mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin, những hormone tương tự như hormone do cơ thể sản sinh ra để ngăn chặn quá trình rụng trứng.
Miếng dán cũng giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến trứng khó tiếp xúc với tinh trùng. Nếu sử dụng đúng cách sẽ rất hiệu quả, tỷ lệ ngừa thai lên đến 95%. Khi có nhu cầu mang thai, bạn chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán, sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng sẽ trở lại như bình thường.
Miếng dán tránh thai nhỏ, dày khoảng 4,5cm, được dán trực tiếp lên vùng da mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay
Miếng dán tránh thai sẽ không được chỉ định trong một vài trường hợp. Do đó, nếu bạn có ý định sử dụng phương pháp tránh thai này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của bản thân như các loại thuốc đang sử dụng hoặc có đang mắc bệnh và điều trị bệnh nào hay không. Việc này sẽ giúp phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn của miếng dán tránh thai.
Không sử dụng miếng dán ngừa thai trong các trường hợp:
Người có tiền sử bệnh ung thư vú không nên sử dụng miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai rất dễ sử dụng và không cản trở quá trình sinh hoạt, vận động
Mặc dù có hiệu quả tránh thai lên đến 95% nhưng miếng dán tránh thai cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Một số loại thuốc có thể làm cho miếng dán kém hiệu quả hơn. Nếu bạn được kê đơn một loại thuốc mới hoặc nếu bạn mua một loại thuốc mà không cần đơn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được tư vấn. Bạn có thể cần sử dụng một biện pháp tránh thai bổ sung trong khi uống thuốc và trong 28 ngày sau đó.
Có những tác dụng phụ nhẹ tạm thời như nhức đầu, buồn nôn, đau ngực
Thực tế cho thấy, miếng dán tránh thai có tác dụng ngừa thai khá tiện lợi nhưng nó cũng có nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của người sử dụng như: Kích ứng da nhẹ tại miếng dán, đau đầu, cương cứng ngực, chảy máu, âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng, đầy hơi.
Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với việc đưa hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và bệnh tim mạch. Đó là do thông thường lượng estrogen sẽ chuyển hóa ở ruột trước khi đi vào mạch máu nhưng khi sử dụng miếng dán, hormone sẽ truyền trực tiếp vào hệ tuần hoàn máu.
Vì vậy, những chị em mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, u bướu, tiểu đường, tim mạch thì không nên sử dụng miếng dán tránh thai vì có thể dẫn đến tai biến.
Bạn có thể tham khảo các biện pháp ngừa thai khác như dùng màng phim tránh thai VCF, sử dụng bao cao su, canh ngày rụng trứng,... để thay thế.
Miếng dán tránh thai cũng có nhiều tác dụng phụ như là chướng bụng, đầy hơi
Có thể nói miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai rất hiệu quả và miếng dán này cũng rất dễ sử dụng vì nội tiết tố nữ trong miếng dán được hấp thụ tự nhiên qua da. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và có cách khắc phục nhanh chóng nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.