Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chi tiết và khoa học cho mẹ

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Nuôi con ăn dặm không phải là cuộc chiến nhờ vào bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày sau đây. Mời mẹ cùng tham khảo và áp dụng vào quá trình ăn dặm cho bé nhà mình nhé!

Tổ chức y tế Thế giới đã khuyến cáo trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi nên bắt đầu được ăn dặm. Vì lúc này lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu của bé nữa. Nhưng nhiều mẹ còn lúng túng về việc cho bé ăn bao nhiêu là đủ và ăn mấy bữa một ngày là được. Mời mẹ hãy cùng đến với bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý và khoa học sau đây.

Lý do cần xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và cho thấy rằng việc chăm sóc trẻ cũng cần quan tâm đến việc sắp xếp và xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý và khoa học

 Quá trình tuân thủ lịch trình ăn dặm này sẽ giúp bé có nề nếp và thói quen ăn uống tốt. Hơn nữa lượng thức ăn được đưa vào cơ thể ổn định và đúng giờ sẽ khiến bé tiêu hoá điều độ. Từ đó tránh được tình trạng quá tải thức ăn và không mắc các rối loạn tiêu hoá và trục trặc về vận hành bên trong cơ thể. 

Những bé dưới 1 tuổi mặc dù đã ăn dặm nhưng vẫn cần phải bú mẹ đầy đủ. Do vậy khi lên thực đơn bạn không cần quá cứng nhắc. Chỉ cần đảm bảo các bữa ăn dặm cách nhau từ 4 đến 6 tiếng là được và lượng thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể bé cần là được. 

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chi tiết và khoa học cho mẹ3

Thiết lập bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày giúp đảm bảo thời gian tiêu hoá thức ăn tốt hơn

Nguyên tắc xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Để có thể xây dựng nên một bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chuẩn chỉnh và phù hợp với bé, mẹ hãy nắm rõ các nguyên tắc sau:

Về thời gian tiêu hóa thức ăn

  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hoá sữa mẹ là 1 đến 2 tiếng.
  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hoá sữa công thức là 2 đến 3 tiếng.
  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hoá cháo loãng hoặc nước hoa quả là 3 đến 4 tiếng. 
  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hoá các thức ăn thông thường như cháo, bột sệt là 4 đến 5 tiếng. 
  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hoá các loại thức ăn chứa dầu mỡ là 5 đến 6 tiếng. 

Về thời gian giữa các cữ ăn

Khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày còn tùy thuộc vào giai đoạn ăn dặm của trẻ. Do đó mẹ có thể linh hoạt sao cho phù hợp với bé của mình. Nếu bé bú mẹ được nhiều thì việc ăn dặm cũng không quá áp lực. Mẹ chỉ cần đảm bảo là giữa các cữ ăn đủ thời gian để bé tiêu hoá thức ăn là được. 

Cho bé ăn đúng giờ

Điều này cũng khá quan trọng mà mẹ cần lưu tâm. Mẹ nên cho con ăn khoảng 6 bữa nhỏ mỗi ngày trong đó chỉ một bữa là cháo còn lại là sữa. Sau đó có thể rút xuống dần còn 5 bữa với 3 bữa sữa, 2 bữa cháo. Khi bé được 2 tuổi thì có thể rút lại còn 3 bữa chính. Những bữa ăn phụ cần cách nhau ít nhất là 2 tiếng. Khoảng cách giữa các bữa chính nên cách nhau ít nhất là 4 tiếng.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chi tiết và khoa học cho mẹ1

Thời kỳ 6 tháng ăn dặm bé chủ yếu làm quen với thức ăn nên số lượng không quá quan trọng

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Tuỳ vào độ tuổi của bé mà bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày sẽ khác nhau. 

Bé 6 tháng

Đây là giai đoạn tập ăn dặm. Mẹ có thể cho ăn bột hoặc cháo một ngày một bữa. Sau đó tăng lên 2 bữa một ngày và tăng cả lượng lên. 

  • Buổi sáng: ngủ dậy hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. 
  • Giữa buổi sáng: tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Buổi trưa: cho bé ăn bột hoặc cháo loãng với rau củ nghiền. 
  • Giữa buổi chiều: lại cho con bú mẹ hoặc sữa công thức.
  • Buổi tối: tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức.
  • Trước giờ đi ngủ: hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bé 7 tháng

Lúc này mẹ có thể thêm hải sản và thịt đỏ vào bữa ăn của bé. Tần suất bắt buộc là phải từ 3 bữa trên tuần. Thời gian này mẹ cần lên thực đơn với đầy đủ các món theo các nhóm chất vitamin, chất xơ, tinh bột, chất béo, chất đạm…

  • Buổi sáng: Gọi bé dậy bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn trái cây nghiền hoặc sữa mẹ.
  • Buổi trưa: Cho bé ăn trái cây và sữa chua.
  • Buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức. 
  • Buổi tối: Cho bé ăn cháo ăn dặm.
  • Trước giờ đi ngủ: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày chi tiết và khoa học cho mẹ2

Từ tháng thứ 12 trở đi thời gian các cũ ăn không thay đổi mà chỉ có tăng lượng lên 

Bé 9 tháng 

Từ đây trở đi bữa ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm chất béo, chất xơ và vitamin:

  • Buổi sáng: Cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Cho ăn cháo hoặc bột.
  • Buổi trưa: Cho ăn cơm nhuyễn hoặc rau củ mềm.
  • Giữa chiều: Cho ăn trái cây hoặc sữa chua.
  • Buổi tối: Có thể cho ăn cơm nhuyễn hoặc cháo đặc.
  • Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ.

Bé 12 tháng

Thực đơn lúc này không thay đổi so với lúc 9 tháng. Nhưng mẹ cần tăng lượng thức ăn lên cho bé đủ dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

Để giúp hành trình ăn dặm của con yêu thuận lợi và đạt kết quả cao, mẹ hãy nhớ các lưu ý sau đây: 

  • Dầu và mỡ là những chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho bé. Vì chúng vừa dễ tiêu hoá lại vừa giàu năng lượng với khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng nhanh chóng để bé dễ dàng hấp thu. Tuy nhiên hãy sử dụng loại dầu ăn dành riêng cho bé, thường chúng được làm từ các loại hạt lành mạnh như hạt óc chó, dầu ô liu, hạt lanh,… 
  • Những trẻ dưới 1 tuổi khi nấu đồ ăn dặm không cần nêm gia vị. Vì việc đó sẽ khiến thận bé phải làm việc vất vả và quá sức rất hại. Vị ngọt mặn tự nhiên từ món ăn là đã đủ cho bé rồi. 
  • Hãy đảm bảo nguyên liệu nấu ăn dặm cho bé phải sạch. 
  • Luôn giữ gìn vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé. 
  • Không để bé kéo dài bữa ăn dặm trên 30 phút. Không cho bé xem tivi hay điện thoại trong bữa ăn. 
  • Không nên đánh thức bé khỏi giấc ngủ chỉ để ăn vì nếu đói bé sẽ dậy đòi ăn. 

Trên đây chính là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày. Mẹ nên cho bé ăn theo bảng này để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tổn hại hệ tiêu hoá. Tuy nhiên đây chỉ là kiến thức có tính tham khảo. Mẹ không cần quá cứng nhắc áp dụng. Hãy lắng nghe và quan sát từng bữa ăn của con để có sự điều chỉnh cho hợp lý với sức ăn và nhu cầu ăn của bé. 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin