Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo

Ngày 07/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách giúp mau lành và không để lại sẹo. Bạn nên tham khảo và áp dụng khi bị thương.

Những vết thương hở do trầy xước, đứt tay, bỏng, mụn nhọt,... đều sẽ có nguy cơ nhiễm trùng khi không được chăm sóc đúng cách. Chưa kể đến, việc chăm sóc vết thương không đúng còn dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để vết thương hở mau liền da mà vẫn đảm bảo không để lại sẹo? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua các thông tin hữu ích được cung cấp trong bài.

Một số yếu tố khiến vết thương hở chậm liền da

Trước khi nắm được cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo, bạn cần phải tìm hiểu rõ những yếu tố làm cản trở quá trình này. Một số tác nhân khiến vết thương hở chậm liền da:

  • Sát trùng vết thương sai cách: Vết thương hở sẽ dễ bị bám bụi bẩn, vi khuẩn có hại thuận lợi xâm nhập. Vì vậy, nếu không sát trùng vết thương hoặc sát trùng sai cách thì sẽ vô tình làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Qua đó, vết thương sẽ ngày càng lở loét hoặc tiến triển nặng hơn, thời gian làm lành càng kéo dài.
Bật mí cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo 1 Sát trùng vết thương không đúng sẽ dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm khiến cho quá trình làm lành kéo dài.
  • Thực phẩm làm cản trở quá trình tái tạo da: Một số thực phẩm như rau muống, thịt bò, hải sản,... sẽ vô tình làm cản trở quá trình liền da của vết thương hở. Ăn rau muống khi vết thương hở đang dần kín miệng sẽ gây ra sẹo lồi, ăn nhiều thịt bò sẽ hình thành sẹo thâm, hoặc ăn hải sản sẽ dễ gây kích ứng ở vị trí vết thương hở.
  • Bệnh nhân tiểu đường hoặc đang điều trị ung thư: Đối với các người bệnh bị tiểu đường, hoặc đang trong quá trình hóa trị liệu ung thư, vết thương hở sẽ lâu lành da hơn so với người bình thường.
  • Tuổi tác: Độ tuổi càng lớn, vết thương hở sẽ càng chậm lành hơn. Đây là vấn đề về lão hóa tự nhiên, không thể can thiệp bằng bất kỳ yếu tố nào.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo

Đối với các vết thương hở miệng, việc chăm sóc cần phải tuân thủ theo trình tự 3 bước cơ bản như sau:

Rửa sạch vết thương thường xuyên

Như đã nói ở trên, vết thương hở rất dễ bị bám bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, bạn nên rửa sạch vết thương thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Cách thực hiện rửa vết thương rất đơn giản. Đầu tiên, bạn dùng khăn sạch thấm đều dung dịch sát khuẩn. Sau đó lau nhẹ nhàng lên vết thương hở, tránh dùng lực mạnh sẽ gây ra ma sát khiến các vùng da đang lành bị tổn thương. Dung dịch sát khuẩn cần phải đảm bảo có tính diệt khuẩn tốt, lành tính và dịu nhẹ, không gây kích ứng da.

Bật mí cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo 2 Bạn nên rửa sạch vết thương thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

Dưỡng ẩm cho vết thương hở bằng kem Dizigone Nano bạc

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, bước tiếp theo là dưỡng ẩm. Đây là bước không thể thiếu khi chăm sóc vết thương hở, giúp da mau lành và không để lại sẹo. Một điều bạn nên lưu ý là do vết thương hở đang rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, bởi thế bạn nên ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn phải đảm bảo có tính sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công gây nhiễm trùng da. Kem dưỡng Dizigone Nano bạc đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí này.

Bật mí cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo 3 Sau khi sát khuẩn, bạn thoa một lớp kem Dizigone Nano giúp dưỡng ẩm và thúc đẩy tái tạo da mới.

Kem bôi ngoài da Dizigone Nano có thành phần hoạt chất gồm Nano bạc, D-panthenol, lô hội, chiết xuất cúc La Mã, tràm trà,... Khi bôi lên da, sản phẩm sẽ tạo thành một lớp màng mỏng kháng khuẩn, bảo vệ da khỏi vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, các hoạt chất trong Dizigone Nano còn thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, phục hồi tổn thương. Vết thương hở sẽ liền da nhanh chóng và hạn chế tối đa tình trạng để lại sẹo.

Băng vết thương kỹ lưỡng khi cần thiết

Nếu vết thương có kích thước lớn và sâu, bạn đừng quên băng lại bằng gạc để giữ cho vết thương được sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Thế nhưng, việc băng vết thương chỉ thực hiện khi cần thiết. Đối với các vết thương hở nhỏ và nông, bạn không nên băng lại mà hãy để thông thoáng sẽ mau lành da hơn.

Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành da

Bên cạnh việc chăm sóc đúng cách, muốn vết thương hở mau liền da và không để lại sẹo, chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng. Các nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giúp vết thương mau lành:

  • Thực phẩm giàu Protein: Protein đóng vai trò thúc đẩy quá trình tạo tạo tế bào da mới, hỗ trợ sản sinh Collagen tự nhiên và các tế bào hồng cầu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B: Góp phần hỗ trợ tái tạo da và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa các nguyên tố vi lượng: Chống nhiễm khuẩn, bội nhiễm cho vết thương hở.

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo gợi ý đến bạn. Hy vọng rằng qua những nội dung hữu ích được nhắc đến trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức cho việc chăm sóc cơ thể của mình. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp vết thương hở mau lành, không để lại sẹo, mà còn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho da.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm