Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Ngày 26/06/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gợi ý những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh kịp thời và nhanh chóng giúp giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé mới lọt lòng. Tuy không có gì nguy hiểm, nhưng nếu cha mẹ không có cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh kịp thời, thì sẽ dễ dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Vậy làm thế nào để trị dứt tình trạng này ở trẻ nhỏ? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau.

Thế nào là đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh?

Hiện tượng các vị trí như vùng đầu, nách, lòng bàn tay chân, trán,...của bé bị đổ nhiều mồ hôi dù không hề vận động mạnh, kể cả khi trời nóng hoặc lạnh đó chính là tình trạng đổ mồ hôi trộm. Dường như mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra hiện tượng này. Thế nhưng thường gặp nhiều nhất là ở các bé sơ sinh trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Bật mí cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh 1Biết được nguyên nhân chính gây bệnh sẽ giúp bạn dễ tìm được cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.

Theo nhiều chuyên gia y tế cho biết rằng, lý do trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Một số nguyên nhân chính nổi bật như hệ thần kinh trẻ nhỏ chưa ổn định; bé sinh sớm bị thiếu vitamin D, thiếu canxi, bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị chứng tăng tiết mồ hôi, hoặc nhiệt độ trong phòng quá nóng,...Tùy vào nguyên nhân xuất phát từ đâu mà cha mẹ có thể dựa vào đó để tìm cách chữa mồ hôi trộm cho bé đúng đắn nhất.

Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bằng lá đinh lăng

Sử dụng lá cây đinh lăng là một trong những cách trị mồ hôi trộm ở trẻ theo phương pháp dân gian. Cách trị này khá an toàn đối với trẻ nhỏ. Lá đinh lăng bạn có thể tìm mua ở ngoài chợ hoặc tại các tiệm thuốc cổ truyền. Sau khi mua về, cha mẹ đem lá đi rửa sạch sẽ và phơi khô dưới trời nắng từ 2 đến 3 ngày. Kế tiếp, bạn cho lên chảo rang giòn lá. Ở bước này chú ý nên rang nhẹ tay để lá đinh lăng không bị gãy vụn quá nhiều. Cuối cùng, trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 và làm thành ruột gối đầu cho trẻ.

Bật mí cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh 2Sử dụng lá đinh lăng làm ruột gối đầu là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

Cho bé sử dụng gối nằm có lá đinh lăng bên trong phần ruột từ 8 đến 12 tháng sẽ điều trị dứt điểm tình trạng đổ mồ hôi trộm. Đây là phương pháp chữa trị dựa theo nguyên tắc thẩm thấu. Khi nằm gối trong một khoảng thời gian, tinh chất trong lá đinh lăng sẽ thấm dần vào cơ thể bé, hạn chế mồ hôi trộm đổ ra. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý thường xuyên phơi ruột rối ngoài nắng để tránh ẩm mốc.

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bằng việc bổ sung Canxi

Nếu như nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm xuất phát từ việc thiếu Canxi, thì hiển nhiên cách trị mồ hôi trộm cho bé chính là phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất này. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, phụ huynh không nên tự ý tăng cường Canxi cho bé mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Họ sẽ cho bạn biết liều lượng cần thiết để bổ sung hợp lý nhất. Người mẹ có thể ăn nhiều các thực phẩm như bắp cải, cần tây, sữa, lòng đỏ trứng, phô mai,...để bổ sung Canxi cho bé thông qua việc bú sữa mẹ.

Xem thêm: Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh - làm cách nào để bổ sung canxi cho trẻ?

Bật mí cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh 3Một trong những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là bổ sung Canxi đầy đủ thông qua sữa mẹ.

Một điều cần chú ý trong cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh này là không nên nạp quá nhiều Canxi cho bé. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị thừa Canxi, gây nên các bệnh lý khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, vôi hóa thận, giảm hấp thu dinh dưỡng,...

Phơi nắng là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất

Đổ mồ hôi trộm có thể xuất phát từ nguyên nhân bé bị thiếu vitamin D. Một trong những phương pháp bổ sung vitamin D nhanh chóng và hiệu quả cho trẻ chính là phơi nắng thường xuyên. Đây cũng là một cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ ít tốn kém nhất. Thời gian phơi nắng tốt nhất được các y, bác sĩ khuyên là từ 6h30 sáng đến khoảng 7h30 sáng mỗi ngày. Vào mùa lạnh, độ ẩm cao, bạn có thể tắm nắng cho bé trễ hơn từ 9h sáng đến khoảng 10h sáng. 

Mỗi lần phơi nắng tầm khoảng 15 đến 30 phút. Không nên để bé phơi nắng quá lâu sẽ gây tổn thương đến làn da còn non nớt của trẻ. Khi chọn nơi phơi nắng cần tránh những vị trí có nhiều gió lùa để bé không bị nhiễm lạnh. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt bé vì tia cực tím rất độc hại, có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh ở mắt.

Trị mồ hôi trộm ở trẻ bằng cách giữ phòng ngủ thoáng khí

Phòng ngủ ít thoáng khí và bức bối cũng là lý do dẫn đến tình trạng thường xuyên đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Vì thế, để dứt điểm tình trạng này, bạn nên xây dựng phòng ngủ thoáng khí, sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, ngăn nắp. Thân nhiệt của bé luôn cao hơn so với người lớn nên bạn cũng không nên ủ ấm bé quá nhiều. Nó sẽ khiến trẻ nhỏ khó chịu do nóng bức. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp nhất cho trẻ nhỏ là từ 26 độ đến 27 độ C. Trong đêm, mẹ có thể thường xuyên kiểm tra vùng lưng hoặc đầu của bé có ra mồ hôi không để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Giữ phòng ngủ thoáng khí là một trong những cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm