Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai

Ngày 10/11/2017
Kích thước chữ

Có những trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mắc bệnh, trong đó có bệnh về tim. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại, phổ biến là thông liên thất, thông liên nhĩ và

Có những trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mắc bệnh, trong đó có bệnh về tim. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại, phổ biến là thông liên thất, thông liên nhĩ và thông ống động mạch.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có nguy hại nhất trong các bệnh tim mạch ở trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh gây ra hai biến cố vô cùng tai hại. Thứ nhất là nó gây ra suy tim nhanh chóng. Suy tim ở trẻ em càng làm cho cuộc sống trở nên tồi tệ.

Thứ hai, bệnh tim bẩm sinh luôn gây ra sự chậm hoặc kém phát triển về thể chất và tinh thần. Đứa trẻ không có sức khỏe thể lực để thực hiện các công việc đơn giản như chạy cùng bạn bè đồng trang lứa. Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng không có khả năng phát triển trí tuệ và năng khiếu học tập mà hầu như chỉ duy trì sự sống.

Thế nên điều tối quan trọng là phải xác định sớm tình trạng bệnh tật cho trẻ. Có thể một sự phát hiện sớm bệnh tật hoàn toàn có thể mang lại sự phát triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh

Yếu tố di truyền: Các yếu tố di truyền có hoặc không rối loạn nhiễm sắc thể như mắc tim bẩm sinh trong hội chứng Marfan, lệch khớp háng, hội chứng Down, biến dị đơn gene cũng được đề cập đến trong di truyền mang tính gia đình của bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo phủ tạng…

Mẹ mang thai nghiện rượu: Gần đây đã có phát hiện ở những bà mẹ nghiện rượu mà mang thai có thể sinh ra trẻ có dị tật bẩm sinh gọi là hội chứng rượu đối với bào thai, gồm đầu bé, mắt ti hí, trán gồ, hàm nhỏ, chậm phát triển thai nhi, thông liên thất, thông liên nhĩ…

Yếu tố môi trường: được xem là có góp phần gây ra các dị tật tim bẩm sinh. Những phụ nữ bị Rubella, cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao sinh con bị dị tật tim bẩm sinh. Mẹ lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác, tiếp xúc với hoá chất độc hại (thuốc trừ sâu) khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ con bị mắc tim bẩm sinh.

Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh: Thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretionin, thuốc thalidomide, một số thuốc chống động kinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nếu mẹ sử dụng thuốc trimethoprim – sulphonamid (Biseptol) để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ và cách phòng ngừa khi mang thai Mẹ bầu uống thuốc khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ tim của trẻ

Cách phòng bệnh tim bẩm sinh cho trẻ khi mang thai

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật xảy ra ngay từ lúc trẻ còn ở thời kỳ bào thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Muốn phòng bệnh tim mạch hay bệnh tim bẩm sinh, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi có thai:

  • Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm.
  • Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…
  • Chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như: rubela, quai bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B…
  • Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa… thì cần được điều trị.
  • Khám và theo dõi thai định kỳ.
  • Khuyên các bà mẹ không nên mang thai khi đã lớn tuổi.
  • Trước khi có thai nên chủ động chủng ngừa bệnh sởi đức (Rubella).
  • Cần tư vấn di truyền trước khi mang thai đứa tiếp khi đã có 1 con bị tim bẩm sinh.
  • Không để mắc các bệnh siêu vi trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Trong khi mang thai mẹ không được uống rượu, dùng thuốc tùy tiện
  • Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, các chất phóng xạ.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin