Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải đã quá chậm?

Ngày 24/02/2020
Kích thước chữ

Thường trẻ con khi bước sang tháng thứ 6 bạn sẽ thấy con bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng như thế. Có những bé 9 tháng chưa mọc răng khiến không ít phụ huynh lo sốt vó. Vậy có nguy cơ gì ẩn sau tình trạng này không?

Thứ tự mọc răng của bé không phải đều giống như nhau, có trẻ mọc sớm thì có trẻ mọc muộn. Việc mọc răng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vấn đề bổ sung canxi trong quá trình mang thai có đủ hay không. Quy trình mọc răng bình thường ở nhiều trẻ là mọc chiếc răng hàm đầu tiên trong khoảng từ 13 - 19 tháng ở hàm trên, còn hàm dưới là khoảng 14 - 18 tháng.

Trẻ mọc răng hàm thứ 2 ở hàm trên trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi, ở hàm dưới là từ 23 - 31 tháng tuổi. Răng hàm của trẻ chính là răng hàm sữa, tồn tại cùng quá trình trưởng thành của trẻ cho đến năm 6 tuổi. 20 chiếc răng sữa của bé nhỏ thường sẽ mọc đủ trước năm 3 tuổi. Sau 6 tuổi răng sữa mới bắt đầu rụng dần và bé chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.

Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải đã quá chậm 1Bé 9 tháng chưa mọc răng nào có phải đã chậm mọc răng?

Bé 9 tháng chưa mọc răng có vấn đề gì không?

Thường trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu nhú rồi, nên bé 9 tháng chưa mọc răng đã là mọc răng chậm. Chuyện mọc răng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, hay cung cấp dinh dưỡng cần thiết đồng thời cho bé tập nhai thức ăn khô để kích thích nướu. Nhưng các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, bởi theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ thì 9 tháng chưa mọc răng nào cũng chưa hẳn là quá chậm.

Trẻ 8 - 9 tháng tuổi mới mọc răng mà phát triển tốt về thể chất cũng như tinh thần thì chuyện mọc chậm là do sinh lý. Nhưng nếu đã chậm mọc răng mà còn có dấu hiệu báo động như tăng cân, chiều cao chậm, hoặc các triệu chứng còi xương thì nguyên nhân là do còi xương. Đặc biệt, nếu đã quá muộn so với thời gian thông thường mà bé chưa mọc được chiếc răng nào thì bạn nên đưa con đến bệnh viện răng hàm mặt khám và theo dõi.

Điều cần cha mẹ để tâm nhất chính là phát hiện sớm những trường hợp chậm mọc răng do liên quan đến thiếu dinh dưỡng, còi xương do thiếu vitamin D, thiếu canxi… Có thế thì chúng ta mới kịp thời cải thiện được chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc cho trẻ phù hợp. Bạn cũng cần xét đến yếu tố di truyền nữa bởi nếu gia đình có tiền sử mọc răng chậm thì bé cũng bị chậm mọc răng.

Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải đã quá chậm 2Chậm mọc răng có thể do thiếu dinh dưỡng hoặc yếu tố di truyền

Thiếu canxi và chế độ dinh dưỡng phù hợp khi trẻ chậm mọc răng

Trẻ thiếu canxi làm chậm mọc răng

Thường nguyên nhân chính làm bé 9 tháng chưa mọc răng là do thiếu canxi để phát triển mầm răng. Khi còn nhỏ, thức ăn chính của trẻ là sữa, đây là nguồn dinh dưỡng giàu canxi cũng như dễ hấp thu nhất. Tuy nhiên nếu trẻ bú mẹ mà chế độ dinh dưỡng của mẹ kiêng khem thì sẽ làm giảm chất lượng nguồn sữa.

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thụ có quan hệ đến tỷ lệ phốt pho. Đây là chất khoáng có nhiều trong các loại rau củ và ngũ cốc... Nếu tỷ lệ phốt pho quá cao thì lượng canxi hấp thụ cũng bị giảm đi. Ngoài ra còn có một chất nữa rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D.

Trẻ được cung cấp vitamin D thông qua 2 nguồn chính là thức ăn và ánh nắng mặt trời. Trong đó ánh nắng mặt trời đã chiếm tỷ lệ hơn 80%. Nguồn thức ăn từ động vật sẽ chứa nhiều vitamin D hơn so với từ thực vật. Nhưng vitamin D cũng là loại vitamin tan trong dầu nên nếu bạn không cung cấp đủ chất béo thì nó không thể hấp thụ vào cơ thể. Bạn nhớ để ý nếu bé 9 tháng chưa mọc răng thì hãy thay đổi các yếu tố trên.

Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải đã quá chậm 3Hãy bổ sung cho bé đủ nguồn dinh dưỡng, nhất là canxi và vitamin D cần thiết cho sự phát triển

Chế độ dinh dưỡng thích hợp

Bé 9 tháng chưa mọc răng thì các bậc phụ huynh nên bổ sung thường xuyên cho trẻ các loại sữa giàu canxi và vitamin D, thường xuyên tắm nắng để quá trình hấp thụ canxi được tốt hơn. Chế độ ăn khi trẻ phát triển cũng phải thay đổi theo nhu cầu dinh dưỡng.

Thường đến khi 4 - 6 tháng tuổi, chỉ bú sữa mẹ sẽ không đủ làm bé thỏa mãn. Lúc này bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Dù không có quy tắc nhanh chóng hay dễ dàng nào để bắt đầu, nhưng bạn có thể thực hiện cho bé ăn dặm một cách từ từ.

Đầu tiên hãy khởi động với 1 bữa ăn dặm trong ngày để xem bé thích ứng như thế nào. Sau đó mới từ từ chuyển đổi thành ăn dặm hai hoặc ba bữa mỗi ngày. Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất mà mẹ có thể nhận thấy là bé càng ăn dặm nhiều thì càng bú ít hơn.

Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua cữ sữa, nhất là với bé 9 tháng chưa mọc răng. Bởi sữa vẫn đóng một phần quan trọng và cần được tiếp tục trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ nhỏ cho đến ít nhất là bé được 12 tháng tuổi. Nếu bạn có ý định bổ sung thêm vitamin D và canxi qua đường thuốc thì hãy xin chỉ định của bác sĩ. Bởi việc tự ý sử dụng có thể khiến bé ngộ độc nếu dùng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài.

Vậy là chúng ta đã biết được bé 9 tháng chưa mọc răng là do đâu cũng như cách cải thiện dinh dưỡng để khắc phục tình trạng này. Hy vọng nhờ những thông tin trên mà bé của cha mẹ sẽ sớm mọc răng và hay ăn chóng lớn. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi bé 9 tháng chưa mọc răng nào mà hãy bình tĩnh xử lý, tránh căng thẳng ảnh hưởng nguồn sữa mẹ.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin