Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời điểm mọc răng là dấu ấn đặc biệt đối với trẻ nhưng cũng là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, đặc biệt những người lần đầu làm cha mẹ. Răng sữa mọc khi trẻ mấy tháng tuổi? Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ như thế nào? Đây chính là 2 câu hỏi được rất nhiều ba mẹ có con nhỏ quan tâm hiện nay.
Khoảnh khắc xuất hiện chiếc răng sữa đầu tiên đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình phát triển của trẻ. Theo thời gian, những chiếc răng sữa bé nhỏ sẽ dần dần nhú lên tạo thành hàm răng sữa trắng ngà gồm 20 cái đảm nhận nhiều chức năng quan trọng.
Việc mọc răng tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thứ tự mọc răng sữa ở trẻ em dẫn đến nhiều ba mẹ lo lắng khi con mình mọc răng chậm. Quá trình mọc răng của trẻ thường kéo dài trong 2 đến 3 năm. Tùy vào vị trí của chiếc răng sẽ có lịch và thứ tự mọc răng sẽ khác nhau. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp ba mẹ nắm rõ thứ tự mọc răng sữa ở trẻ nhỏ, cùng theo dõi nhé.
Trên thực tế, mầm răng sữa đã tồn tại ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Những mầm răng này sẽ đợi “đủ ngày đủ tháng” rồi nhú lên khỏi nướu để trở thành những chiếc răng sữa.
Theo các chuyên gia, trẻ thường bắt đầu mọc răng từ thời điểm 6 tháng tuổi. Có một số trẻ sẽ mọc sớm hơn (từ 4 tháng tuổi) hoặc muộn hơn không đáng kể. Thời điểm mọc răng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, cấu trúc răng, sự phát triển của trẻ, chế độ dinh dưỡng,... Quá trình mọc răng sẽ diễn ra trong khoảng 2 đến 3 năm, từng chiếc răng sẽ mọc lên theo thứ tự nhất định bắt đầu từ răng cửa, răng nanh đến răng hàm. Kết thúc quá trình mọc răng, trẻ sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới.
Thông thường, thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sẽ như sau:
Hầu hết các trường hợp đều tuân theo thứ tự mọc răng sữa ở trẻ kể trên, rất hiếm trẻ không mọc răng theo thứ tự này. Bên cạnh đó, chênh lệch thời gian mọc răng của trẻ thường không vượt quá 1 năm. Nếu ba mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ mọc răng quá chậm, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng bổ sung kịp thời nếu trẻ chậm mọc răng do thiếu hụt dưỡng chất.
Hàm răng sữa với 20 chiếc của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển giai đoạn này. Ngoài chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, răng sữa còn kích thích xương hàm phát triển, tham gia hỗ trợ trẻ trong quá trình phát âm, đồng thời đóng vai trò “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn sau này. Chính vì thế, việc răng mọc chậm hay mất răng sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm, giọng nói cũng như hàm răng trong tương lai.
Ngoài việc theo dõi thứ tự mọc răng sữa ở trẻ, ba mẹ có thể nhận biết thời điểm trẻ mọc răng thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
Những dấu hiệu này có thể xuất hiện hoặc không tùy vào từng đứa trẻ. Nhiều trường hợp trẻ không có bất cứ dấu hiệu nào, ba mẹ chỉ biết trẻ mọc răng khi nhìn thấy sự xuất hiện của chiếc răng trắng ngà đã nhô lên khỏi nướu. Việc nắm vững các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa sẽ giúp ba mẹ phân biệt với các dấu hiệu bệnh lý, từ đó có biện pháp xử trí và chăm sóc trẻ phù hợp nhất.
Bên cạnh thứ tự mọc răng sữa ở trẻ, một số vấn đề thường gặp ở răng sữa cũng là điều ba mẹ cần chú ý. Hàm răng sữa dù chỉ là tạm thời nhưng vẫn tồn tại từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến khoảng 12 tuổi. Do đó, răng sữa có thể gặp rất nhiều tổn thương như chấn thương, xuất hiện mảng đen trên bề mặt răng, sún răng, sâu răng, viêm tủy răng, mất răng,... Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề răng miệng ở trẻ là do việc vệ sinh, chăm sóc răng hàng ngày không đúng cách.
Trong các vấn đề thường gặp ở răng sữa, sún răng và sâu răng là thường gặp nhất. Cả 2 bệnh lý đều tác động rất lớn đến sức khỏe của hàm răng, đặc biệt nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy, thậm chí mất răng. Trường hợp trẻ bị mất răng, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng bị xô lệch, ảnh hưởng đến vị trí của răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sún hoặc mất hoàn toàn răng cửa sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, gây ra rất nhiều hệ lụy.
Để tránh mắc phải những vấn đề ở răng sữa kể trên, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng dù ở bất cứ độ tuổi nào và càng cần thiết hơn khi trẻ đang mọc răng.
Dưới đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi trẻ đang mọc răng:
Trên đây là thứ tự mọc răng sữa ở trẻ và cách chăm sóc răng miệng khi trẻ đang mọc răng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về quá trình mọc răng của trẻ, từ đó giải tỏa lo lắng về việc trẻ chậm mọc răng và biết cách bảo vệ hàm răng sữa của trẻ đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.