Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên và không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người. Thời điểm mọc răng sữa không chỉ đánh dấu trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm mà còn là nền móng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai. Do đó, việc hiểu rõ về răng sữa, quá trình mọc răng và cách chăm sóc răng sữa là rất cần thiết.
Mọc răng sữa là một trong những dấu mốc phát triển đặc biệt của trẻ. Răng sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nó vẫn đảm nhận nhiều vai trò quan trọng và có tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Việc hiểu rõ về răng sữa, vệ sinh và chăm sóc răng sữa đúng cách sẽ quyết định đến sức khỏe hàm răng vĩnh viễn trong tương lai.
Để giúp ba mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm, quá trình mọc răng, vai trò của răng sữa và cách chăm sóc răng sữa tại nhà, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về răng sữa của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Răng sữa hay còn được gọi là răng tạm thời là tên gọi để chỉ những chiếc răng đầu tiên của trẻ. Nhiều người thường nghĩ rằng răng sữa bắt đầu hình thành sau khi trẻ chào đời, tuy nhiên trên thực tế mầm răng đã có ngay từ giai đoạn phôi thai và bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Răng sữa sẽ tồn tại trong vài năm và đóng vai trò đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ. Đến một giai đoạn nhất định, chúng sẽ rụng và tại vị trí đó sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn.
Thông thường, một bộ răng sữa đầy đủ sẽ có tổng cộng 20 chiếc. Trong đó, mỗi cung hàm trên và dưới sẽ có 10 răng gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm (răng cối). Mỗi hàm răng sẽ có:
Răng sữa là răng tạm thời nên có rất nhiều điểm khác biệt so với răng vĩnh viễn. Dưới đây là một số đặc điểm của răng sữa:
Răng sữa rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo hàm răng. Để hiểu rõ hơn về điều này, ba mẹ có thể dựa vào sơ đồ răng sữa. Đây chính là hình ảnh minh họa vị trí của các loại răng trong khoang miệng.
Dù có tuổi thọ ngắn hơn rất nhiều so với răng vĩnh viễn nhưng răng sữa có rất nhiều tác dụng đối với quá trình phát triển đầu đời của trẻ:
Những chiếc răng sữa này phát triển từ giai đoạn phôi thai và bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Một số trẻ có thể chiếc mọc răng sữa đầu tiên sớm hơn bình thường vào thời điểm khoảng 4 tháng tuổi hoặc chậm hơn sau 12 tháng tuổi. Việc mọc răng sữa thường hoàn thành khi trẻ 2 đến 3 tuổi.
Thứ tự mọc răng sữa ở mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên hầu hết răng sữa thường mọc theo thứ tự sau đây:
Trong giai đoạn mọc răng sữa, trẻ thường xuất hiện một số dấu hiệu như:
Răng sữa rất dễ bị tổn thương, nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như:
Hàm răng sữa thường tồn tại đến khi trẻ 6 tuổi và hoàn toàn thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chấn thương hoặc sâu răng tiến triển nặng sẽ dẫn đến mất răng sữa.
Tình trạng mất răng sữa trước thời điểm thay răng có thể gây ra một số hậu quả như:
Thay răng sữa là quá trình răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Những chiếc răng sữa đầu tiên thường rụng khi trẻ khoảng 5 đến 6 tuổi và hoàn thành thay răng khi trẻ khoảng 11 đến 12 tuổi. Ở một số trẻ, quá trình này có thể bắt đầu sớm hoặc muộn hơn.
Thứ tự rụng răng sẽ tương ứng với thứ tự mọc răng sữa, răng nào mọc trước sẽ rụng trước. Sau mỗi lần rụng răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trong khoảng 3 tháng.
Chăm sóc răng sữa là việc rất quan trọng mà ba mẹ thường bỏ qua vì cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Do đó, hãy tập thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày ngay từ khi trẻ chưa mọc răng theo hướng dẫn sau đây:
Trong những giai đoạn trẻ mọc răng, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng ti giả, gặm nướu để giảm bớt sự khó chịu. Đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, đồ gặm nướu để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về răng sữa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cấu trúc, vị trí, thứ tự mọc răng sữa. Đồng thời giúp ba mẹ nắm vững cách chăm sóc và vệ sinh răng sữa đúng cách để trẻ có hàm răng khỏe đẹp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.