Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé phun mưa trong thời gian ăn dặm: Nguyên nhân và cách xử lý cho các mẹ

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khoảng thời gian từ 2 đến 4 tháng sau sinh là lúc bé bắt đầu hoàn thiện tuyến nước bọt cũng như xuất hiện tình trạng bé phun mưa nhiều. Nhiều gia đình băn khoăn liệu hành động phun mưa này có phải dấu hiệu báo động các bệnh lý nguy hiểm nào hay không? Tuy nhiên đây chỉ là một phản xạ bình thường khi tuyến nước bọt của bé phát triển và bé bắt đầu mọc răng.

Bé phun mưa hay mè nheo khi ăn là những hành động thường gặp mỗi khi cho trẻ ăn dặm. Nhiều gia đình cảm thấy lo lắng nếu tình trạng này kéo dài thì có tác động xấu gì đến sức khỏe của bé không. Vậy có những nguyên nhân nào và biện pháp để giảm hiện tượng này là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tại sao bé phun mưa khi ăn?

Vào thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm, các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng khi bé phun mưa. Mặc dù hành động này đem lại cảm giác đáng yêu, dễ thương nhưng các mẹ vẫn cảm thấy lo lắng và thắc mắc nguyên nhân tại sao và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con không?

Nguyên nhân bé phun mưa khi ăn

Các bác sĩ đã cho biết, trong khoảng 2 - 4 tháng tuổi, bé sẽ thường xuyên phì nước bọt hay còn gọi là bé phun mưa. Hiện tượng này được xem là hoàn toàn bình thường, nhiều bé còn xem đây là một sở thích hàng ngày. Một phần vì tuyến nước bọt của bé bắt đầu phát triển nên được tiết ra nhiều trong miệng. Đồng thời, các bé cũng sẽ có xu hướng mọc răng vào khoảng tháng thứ 4 sau sinh gây ngứa ngáy, nên các bé sẽ có phản xạ tiết nhiều nước bọt hơn để giảm cảm giác khó chịu này.

Bé phun mưa trong thời gian ăn dặm: Nguyên nhân và cách xử lý cho các mẹ 1
Bé phun mưa khi ăn là hiện tượng bình thường

Bé phun mưa khi ăn có phải là một dấu hiệu báo động?

Có thể thấy, phun mưa là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên nếu bé phun mưa nhiều mà cân nặng không tăng đều thì có thể bé đang gặp khó khăn hô hấp, phải thở bằng miệng và bị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, bé có biểu hiện nôn vọt một cách nhanh và mạnh là dấu hiệu của tình trạng hẹp môn vị khiến thức ăn không thể từ dạ dày chuyển xuống ruột non.

Một dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng tắc ruột non ở bé là trong dịch nôn có máu hoặc mật xanh. Chính vì vậy các phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị cho bé. Tránh để lại di chứng vì lúc này các bộ phận của bé đều đang bước đầu phát triển nên sức khỏe và sức đề kháng vẫn chưa ổn định toán diện.

Cách phân biệt khi bé nôn mửa và phun mưa

Nôn mửa thường xuất hiện khi bé cố tình sử dụng lực và lượng thức ăn đi ra ngoài vượt quá lượng thông thường. Điều này hầu như xảy ra khi bé cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái với thức ăn. Nếu trẻ dấu hiệu mệt mỏi và ít hoạt động hơn so với bình thường thì nguy cơ cao là do nôn mửa vì hành động phun mưa không gây ra cảm giác mệt mỏi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bé phun mưa trong thời gian ăn dặm: Nguyên nhân và cách xử lý cho các mẹ 3
Phân biệt bé phun mưa hay nôn mửa trong khi ăn

Khi nào bé ngừng phun mưa?

Có thể thấy, bé bắt đầu có hành động phun mưa vào khoảng 2 - 4 tháng sau sinh. Vậy khoảng bao lâu thì bé sẽ ngừng phun mưa? Theo các chuyên gia, phần lớn các bé sẽ ngừng phun mưa ở tháng tuổi thứ 6 - 7 hoặc có thể là 1 tuổi. Lúc này tuyến nước bọt của bé gần như đã hoàn thiện, hệ cơ của bé phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng giữ thức ăn trong dạ dày của trẻ cũng tăng lên.

Cách xử lý khi bé phun mưa cho các mẹ

Khi bé phun mưa trong lúc ăn dặm hoặc trong sinh hoạt bình thường thì các mẹ có thể áp dụng một vài cách xử lý sau để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé. Ngoài ra nếu phát hiện các hiện tượng lạ thì cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

  • Vệ sinh mặt và tay cho bé: Khi bé phun mưa, vùng da xung quanh miệng và tay bé thường xuyên ngâm nước bọt nên dễ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh tay, miệng cho bé, các mẹ nên vệ sinh sạch tay của bé và nhẹ nhàng lau sạch nước bọt xung quanh miệng.
  • Chuẩn bị đồ ngậm nướu cho bé: Các mẹ có thể sử dụng đồ ngậm nướu để giảm cảm giác khó chịu mọc răng cho bé, đồng thời hạn chế hiện tượng phun mưa.
Bé phun mưa trong thời gian ăn dặm: Nguyên nhân và cách xử lý cho các mẹ 5
Vệ sinh mặt và tay khi bé phun mưa

Bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc vì sao các bé phun mưa trong thời gian ăn dặm cho các phụ huynh có con nhỏ. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu cũng hy vọng các gia đình sẽ biết được thêm những cách xử lý cho bé khi phun mưa. Bên cạnh đó, hãy nhớ đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất để điều trị nếu có các triệu chứng nôn mửa hoặc nôn vọt, tránh nguy cơ tử vong hoặc các hệ quả đáng tiếc khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm