Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nôn là gì? Cách điều trị và phòng ngừa nôn

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nôn là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể do nhiều bệnh lý gây ra, thường xuyên nhất là do viêm dạ dày ruột do virus - thường được gọi nhầm là cúm dạ dày - hoặc ốm nghén của thời kỳ đầu mang thai. Nhiều loại thuốc có thể gây nôn, cũng như gây mê toàn thân cho phẫu thuật. Hiếm khi, nôn có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nôn là gì? 

Nôn nên được phân biệt với trào ngược (trớ ở trẻ em), đó là tình trạng di chuyển các chất chứa trong dạ dày mà không kèm theo buồn nôn hoặc co thắt mạnh cơ thành bụng. Nôn là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, do các bệnh lý hoặc có thể do các thuốc gây nên. Bệnh nhân có co thắt tâm vị hoặc hội chứng "nhai lại" hoặc túi thừa Zenker có thể trào thức ăn không tiêu hóa mà không buồn nôn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nôn

Các triệu chứng không có đau bụng là điển hình do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày - ruột nhiễm khuẩn và do thuốc, phải tìm hiểu những thay đổi mới đây trong thuốc men, thức ăn, các triệu chứng khác do virus gây khó chịu, hoặc tiêu chảy hoặc các chứng bệnh khác trong những người ở gia đình.

Biến chứng có thể gặp khi mắc nôn 

Nôn nhiều có thể dẫn đến mất nước có triệu chứng và bất thường điện giải (điển hình là nhiễm kiềm chuyển hóa kèm theo hạ kali máu) hoặc hiếm khi dẫn đến rách thực quản một phần (Mallory-Weiss) hoặc toàn bộ (hội chứng Boerhaave).

Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc chỉ tỉnh một phần, chất nôn có thể được hít vào (hút). Acid trong chất nôn có thể kích thích phổi nghiêm trọng, gây viêm phổi hít.

Nôn mửa mãn tính có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm cân và các bất thường về trao đổi chất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu nôn đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo khác, chẳng hạn như:

  • Tức ngực;

  • Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút;

  • Nhìn mờ;

  • Sự hoang mang;

  • Sốt cao và cứng cổ;

  • Phân hoặc mùi phân trong chất nôn;

  • Chảy máu trực tràng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nôn

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Hóa trị liệu;

  • Liệt dạ dày (một tình trạng trong đó các cơ của thành dạ dày không hoạt động bình thường, cản trở quá trình tiêu hóa);

  • Gây mê toàn thân;

  • Tắc ruột;

  • Đau nửa đầu;

  • Ốm nghén;

  • Say tàu xe;

  • Rotavirus (hoặc nhiễm trùng do các loại virus khác);

  • Viêm dạ dày ruột do virus (cúm dạ dày);

  • Viêm dây thần kinh tiền đình.

Các nguyên nhân khác có thể gây ra buồn nôn và nôn bao gồm:

  • Suy gan cấp tính;

  • Sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng);

  • Chán ăn tâm thần;

  • Viêm ruột thừa;

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV);

  • U não;

  • Viêm túi mật;

  • Bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19);

  • Bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột);

  • Hội chứng nôn có chu kỳ;

  • Trầm cảm (rối loạn trầm cảm nặng);

  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường;

  • Chóng mặt;

  • Nhiễm trùng tai (tai giữa);

  • Lá lách to (lách to);

  • Sốt;

  • Ngộ độc thực phẩm;

  • Sỏi mật;

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);

  • Rối loạn lo âu lan toả;

  • Đau tim;

  • Suy tim;

  • Viêm gan;

  • Thoát vị Hiatal;

  • Não úng thủy;

  • Cường cận giáp (tuyến cận giáp hoạt động quá mức);

  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);

  • Suy tuyến cận giáp (tuyến cận giáp kém hoạt động);

  • Thiếu máu cục bộ đường ruột;

  • Tắc ruột;

  • Tụ máu trong sọ;

  • Lồng ruột (ở trẻ em);

  • Hội chứng ruột kích thích;

  • Thuốc (bao gồm aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc tránh thai, digitalis, opioidma tuý và kháng sinh);

  • Bệnh Meniere;

  • Viêm màng não;

  • Dị ứng sữa;

  • Ung thư tuyến tụy;

  • Viêm tụy;

  • Loét dạ dày tá tràng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nôn?

Người bị viêm dạ dày ruột.

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc.

Người đang bị ngộc độc.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nôn

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Nôn, bao gồm:

  • Thuốc hay liệu pháp điều trị như hóa trị ung thư.

  • Phản ứng dị ứng, dị ứng với một số loại thức ăn hay thời tiết.

  • Nhiễm trùng tiêu hóa.

  • Bệnh đường ruột.

  • Say tàu xe.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nôn

Khai thác tiền sử bệnh

Cần phải xác định các nguyên nhân đã được chẩn đoán như thai nghén, đái tháo đường, chứng đau nửa đầu, bệnh thận, ung thư (bao gồm thời gian hóa trị hoặc xạ trị) và phẫu thuật ổ bụng trước đây (có thể gây tắc ruột do dính). 

Tất cả các loại thuốc và thực phẩm ăn vào trong thời gian gần đây cần được xác định chắc chắn; một số chất có thể không gây độc cho đến vài ngày sau khi uống/ăn vào (ví dụ: Acetaminophen, một số loại nấm).

Tiền sử gia đình.

Khám lâm sàng

Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim.

Khám toàn thân nên tìm sự xuất hiện của vàng da và ban ngoài da.

Khám bụng, xác định các vị trí đã từng phẫu thuật; nghe nhu động ruột xem có bình thường hay không và cường độ như thế nào (ví dụ: Bình thường, cao); gõ bụng chướng; sờ xác định điểm đau, khám các dấu phúc mạc (ví dụ, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc), và bất kỳ khối u nào, cơ quan tăng kích thước, hoặc thoát vị. 

Khám trực tràng và vùng chậu (ở nữ giới) để xác định vị trí đau, khối và máu là điều thiết yếu.

Khám thần kinh nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng tâm thần, rung giật nhãn cầu, viêm màng não (ví dụ: Gáy cứng, dấu hiệu Kernig hoặc dấu hiệu Brudzinski), và các dấu hiệu thị giác trong tăng áp lực nội sọ (ví dụ: Phù gai thị, mất nhịp đập tĩnh mạch, liệt dây thần kinh số 3) hoặc xuất huyết dưới nhện (xuất huyết võng mạc).

Xét nghiệm

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên xét nghiệm nước tiểu để biết có thai không. 

Bệnh nhân nôn nghiêm trọng, nôn kéo dài hơn 1 ngày, hoặc có dấu hiệu mất nước khi thăm khám phải làm thêm các xét nghiệm (như xét nghiệm điện giải, BUN, creatinine, glucose, xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm chức năng gan).

Nội soi dạy dày.

Phương pháp điều trị nôn hiệu quả

Sử dụng các thuốc chống nôn để điều trị nôn. Tùy vào trình trạng nôn cũng như bệnh cảnh của bệnh nhân để dùng thuốc phù hợp.

Bù nước và các chất điện giải

Dùng các dung dịch pha bù nước và chất điện giải.

Truyền dịch đường tĩnh mạch (1000ml dung dịch muối 0,9%, hoặc 20ml/kg ở trẻ em) thường làm giảm triệu chứng.

Sử dụng thuốc chống nôn

Bệnh say tàu xe, sóng: Thuốc kháng histamine, miếng dán scopolamine, hoặc cả hai.

Triệu chứng nhẹ hoặc trung bình: Prochlorperazine hoặc metoclopramide.

Nôn mức độ nặng, hay tái phát hoặc nôn do hoá trị: Thuốc đối kháng 5-HT3.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nôn

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng

  • Tránh các thức ăn có mùi tanh.

  • Uống đủ nước.

  • Bắt đầu với thức ăn dễ tiêu như gelatin, bánh quy giòn và bánh mì nướng. Tránh thức ăn béo hoặc cay. Chờ ăn thức ăn đặc cho đến khoảng sáu giờ sau lần cuối cùng bạn bị nôn.

  • Nếu nôn bắt nguồn từ việc mang thai, hãy thử nhấm nháp một ít bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.

Phương pháp phòng ngừa nôn hiệu quả

 Để phòng ngừa nôn hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh ăn quá no hoặc các thức ăn có mùi khó chịu.

  • Dùng thuốc chống nôn khi đi tàu xe nếu có nôn khi đi đã xảy ra.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/symptoms-of-gastrointestinal-disorders/nausea-and-vomiting

  2. https://www.drugs.com/mcs/nausea-and-vomiting

  3. Dược lực học, Trần Thị Thu Hằng 2021.

Các bệnh liên quan

  1. Viêm dạ dày ruột

  2. Tắc mật

  3. Táo bón

  4. viêm hang vị dạ dày

  5. Hẹp môn vị

  6. Thoát vị thành bụng

  7. Loét dạ dày tá tràng

  8. Sỏi mật

  9. Sán dây

  10. Đầy hơi