Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?

Ngày 08/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng tuy nhiên rất dễ lây lan và có nguy cơ bùng dịch. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly và hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết cách điều trị và chăm sóc mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Tuy nhiên, đau mắt đỏ lý gây ra nhiều biểu hiện khó chịu. Hơn thế nữa, bệnh dễ lây nhiễm và có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?

Rất nhiều người từng lầm tưởng rằng “Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng không có chuyện đó.

Theo kinh nghiệm của rất nhiều người cũng như lời khuyên từ các bác sĩ, khi biết được bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào, bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mắt đúng cũng như phòng tránh giúp giữ cho mắt sáng khỏe. Với băn khoăn bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào, bạn đọc có thể xác định được một số đường lây lan phổ biến như sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh thông qua: Đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, ghèn mắt, bắt tay… đều là những nguồn lây nhiễm khá mạnh.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm hoặc chạm vào những vật dụng đã bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus gây bệnh như: Tay nắm cửa, các đồ chơi, các nút bấm cầu thang…
  • Tiếp xúc qua đồ dùng cá nhân của người bệnh như: Khăn mặt, khăn tắm, gối, dùng chung ly nước, dùng chung bát đũa...
  • Qua đường tình dục.
  • Sử dụng nguồn nước nơi công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh như: Ao, hồ và bể bơi…
  • Thói quen xấu dùng tay bẩn dụi vào mắt, sờ vào mũi và ngậm tay vào miệng…
Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?1 Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?

Những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ

Ở những nơi công cộng như: Bệnh viện, văn phòng làm việc, trường học, công viên… Những khu vực có mật độ dân cư đông, thường phải tiếp xúc với nhau ở cự ly gần như: Bến tàu, bến xe, xe buýt, chợ… đều có nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc do virus rất cao.

Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người lành ngay cả khi chưa xuất hiện các triệu chứng rõ ràng – lây bệnh trong thời kỳ đang ủ bệnh. Thậm chí người đã khỏi đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 7 ngày sau khi hết bệnh. Do đó, để phòng bệnh cho bản thân cũng như tránh sự lây lan cho người khác, mỗi các nhân cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, ba mẹ nên nhắc nhở con em mình không dụi tay lên mắt, nhất là khi đang sinh hoạt chung với các bạn và nên thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Xin nhắc lại rằng, việc nhìn vào mắt nhau không thể làm lây bệnh với nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua rất nhiều đường nhưng nguy hiểm và lây lan nhanh nhất qua hệ thống đường hô hấp.

Khi người bệnh ho hay nói chuyện, lúc này mũi và miệng sẽ bắn ra những giọt bắn có mang virus và lây sang cho người lành. Do đó, việc đeo kính râm không loại trừ hết các nguy cơ lây bệnh đau mắt đỏ mà chỉ giảm thiểu khả năng lây nhiễm. Bệnh nhân nên chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm tránh trường hợp nhiễm bệnh nếu có.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?2 Những nơi công cộng, khu vực có mật độ dân cư đông là những nơi có nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ rất cao

Cách ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ lây lan

Với những trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra, bệnh có thể lây qua rất nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ thống hô hấp. Do đó, ở những nơi đông người, nơi công cộng, nhất thiết nên đeo khẩu trang để tự phòng bệnh cho bản thân cũng như hạn chế lây lan cho người khác. Dưới đây là những cách giúp ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ lây lan:

  • Để tránh bị đau mắt đỏ, mỗi chúng ta cần hạn chế đưa tay bẩn lên mắt, nên trang bị khẩu trang và kính râm khi đi ra đường đồng thời giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là đôi bàn tay, không nên sờ tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Khi có các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định cho việc điều trị.
  • Khi bị bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục.
  • Người bệnh không đi học và đi làm nhằm tránh làm lây lan cho người khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng lại thuốc đã cũ hoặc dùng chung thuốc với những người khác.
  • Sử dụng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người đang bị đau mắt đỏ.
  • Phải tiến hành cách ly người bệnh, không dùng chung tất cả những vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, chậu rửa, kính mắt, thìa bát, gối và nên đeo khẩu trang khi nói chuyện đồng thời hạn chế đến nơi đông người.
  • Nếu mắc bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, tập trung điều trị tích cực cho bệnh nhanh khỏi.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn đã biết chưa?3 Sử dụng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người đang bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý tương đối nhẹ và ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng. Khi chẳng may mắc bệnh, người bệnh đừng lo lắng, nên đi khám sớm và nghỉ ngơi cho mau lành bệnh. Bên cạnh đó, cần chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly và dùng thuốc hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm