Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tụ máu trong mắt không phải là một trong những hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, trong những người gặp phải tình trạng này thường lo lắng, liệu rằng có ảnh hưởng đến thị lực hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp thắc mắc tụ máu trong mắt có nguy hiểm không?
Tụ máu trong mắt, với biểu hiện là vết đỏ trên lòng trắng, có thể khiến nhiều người lo ngại về mức độ nguy hiểm. Liệu tình trạng này chỉ đơn thuần là thẩm mỹ hay tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe thị lực? Cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác tụ máu trong mắt có nguy hiểm không?
Tụ máu trong mắt có nguy hiểm không? Thường những người gặp tình trạng này sẽ khó nhận biết thấy được các dấu hiệu rõ rệt. Tụ máu trong mắt hay xuất huyết dưới kết mạc và còn được dân gian thường gọi là chảy máu mắt hoặc chảy máu lòng trắng, là tình trạng khá phổ biến và thường không nghiêm trọng. Triệu chứng này xảy ra khi máu tụ lại dưới lớp kết mạc, và phải mất khoảng 10–14 ngày để tan hoàn toàn.
Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt và ẩm, bao phủ phần lòng trắng của nhãn cầu. Lớp màng này chứa rất nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ, khó nhận thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi mắt bị viêm hoặc tổn thương, mạch máu trong kết mạc có thể giãn nở hoặc bị vỡ, dẫn đến hiện tượng máu tụ mà chúng ta gọi là xuất huyết kết mạc.
Xuất huyết kết mạc thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước, không gây đau đớn hay khó chịu. Một số người có thể cảm thấy hơi cộm hoặc thoáng đau nhẹ ở mắt bị xuất huyết, nhưng đa số chỉ nhận ra tình trạng này khi nhìn thấy mắt đỏ trong gương hoặc được người khác thông báo.
Bên cạnh việc tìm hiểu thắc mắc tụ máu trong mắt có nguy hiểm không nhiều người còn quan tâm đến các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây tụ máu trong mắt:
Phần lớn những người bị chảy máu ở lòng trắng mắt không cảm thấy đau đớn và chỉ phát hiện tình trạng này khi nhìn vào gương hoặc được người khác nhận ra.
Khi xảy ra xuất huyết dưới kết mạc, bạn có thể cảm nhận sự nặng nề quanh mắt hoặc dưới mí mắt, hoặc đôi khi cảm giác áp lực nhẹ ở khu vực này. Khi máu dần tan đi, có thể xuất hiện cảm giác ngứa nhẹ ở mắt. Tuy nhiên, tình trạng này không kèm theo triệu chứng đau đầu.
Như tên gọi, đặc điểm dễ nhận biết nhất của xuất huyết dưới kết mạc là sự xuất hiện của một mảng đỏ nổi bật trên màng cứng, đôi khi máu có thể lan rộng phủ kín toàn bộ lòng trắng mắt.
Mặc dù gọi là chảy máu ở lòng trắng, tình trạng này không có máu chảy ra ngoài, nên nếu bạn dùng giấy ăn thấm thử, sẽ không thấy vết máu.
Trong 24 giờ đầu, vùng xuất huyết có thể lan rộng hơn, nhưng sau đó kích thước sẽ giảm dần khi máu được cơ thể hấp thụ.
Xuất huyết kết mạc thường là tình trạng lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thông thường, xuất huyết kết mạc sẽ tự biến mất sau khoảng 10–14 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát ở cùng vị trí nếu các yếu tố thuận lợi gây xuất huyết lặp lại. Nếu sau 2 tuần máu tụ không tan mà còn lan rộng, đặc biệt khi có dấu hiệu viêm nhiễm trùng mắt hoặc tổn thương mắt, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Nếu mắt chỉ hơi khó chịu, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo không cần kê đơn để làm dịu. Khi nhận thấy dấu hiệu xuất huyết, tránh chà xát mắt; thay vào đó, bạn có thể chườm đá hoặc băng ép nhẹ lên mắt để hạn chế vết xuất huyết lan rộng và rút ngắn thời gian phục hồi.
Khi bị xuất huyết dưới kết mạc, việc tự ý sử dụng thuốc ức chế đông máu hoặc aspirin là không nên. Các loại thuốc chống đông máu cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu và phát hiện xuất huyết ở lòng trắng mắt, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để nhận hướng dẫn về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
Trong trường hợp xuất huyết kết mạc do chấn thương hoặc sang chấn, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục.
Đối với xuất huyết dưới kết mạc do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Tụ máu trong mắt có nguy hiểm không?”. Mặc dù chảy máu ở lòng trắng mắt không gây nguy hiểm trực tiếp, nó có thể làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, việc hiểu rõ và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời cho tình trạng này là rất quan trọng.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.