Bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất và có tính chất phức tạp, có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy bệnh động kinh ở trẻ có chữa được không và cách chăm sóc trẻ tại nhà, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các dạng bệnh động kinh của trẻ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh động kinh nhất
Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh làm nhiễu các tín hiệu sóng não truyền xuống các cơ gây ra co giật hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn. Trẻ mắc bệnh động kinh có thể do những dị tật thai nhi trong quá trình mẹ mang thai, sinh non hoặc di truyền từ mẹ.
Bệnh động kinh xuất hiện ở mọi lứa tuổi tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Nếu chúng ta xác định đúng dạng động kinh ở trẻ và có cách chăm sóc hợp lý thì sẽ tăng nguy cơ chữa khỏi bệnh cho con. Đây là một bệnh mãn tính khiến người bệnh lặp đi lặp lại các cơn co giật, ảnh hưởng đến thần kinh và thể chất nghiêm trọng.
Các dạng bệnh động kinh của trẻ:
Động kinh toàn thân
Giai đoạn đầu: Trẻ tái phát bệnh đột ngột với tình trạng da tím tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây sau đó trở lại bình thường.
Giai đoạn đầu tiếp theo: Trẻ co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.
Giai đoạn cuối: Toàn thân mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút, sau đó trẻ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.
Động kinh cục bộ
Động kinh thường xuất hiện triệu chứng co giật ở những bộ phận như tay chân
Dạng vận động: Xuất hiện triệu chứng co giật ở những bộ phận như tay chân, mặt kéo dài trong khoảng một thời gian ngắn nhưng không bị mất ý thức.
Dạng cảm giác: Cảm thấy như có kiến bò, kim châm trên da, đôi khi lại cảm giác đau như điện giật. Ảnh hưởng đến thị giác và thính giác như cảm thấy hoa mắt và ù tai.
Dạng rối loạn hệ thần kinh thực vật: Tăng tiết nước bọt, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao khiến trẻ khó thở, da tím tái.
Dạng mất ý thức cục bộ nặng: Co giật liên tục hoặc các cơ trở nên co cứng. Cơ thể giật liên tục và hoạt động không kiểm soát. Đôi lúc người bệnh có thể đột ngột bị ngất, mất đi ý thức trong một khoảng thời gian ngắn kèm theo các động tác như nhai, nuốt…
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh
Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà có vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế cơn động kinh tái phát
Bệnh động kinh của trẻ có thể tái phát khi
- Trẻ sốt cao dẫn đến co giật lâu.
- Bị thương, bị ngã do vận động, vui chơi mạnh.
- Căng thẳng hoặc áp lực tinh thần kéo dài.
- Trong cơ thể bị bệnh, mệt mỏi mà sinh ra chứng động kinh.
- Tình trạng động kinh của trẻ nếu được phát hiện điều trị sớm sẽ cải thiện đáng kể, không những thế nếu điều trị đúng phương pháp bệnh còn có những chuyển biến rất tích cực.
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế cơn động kinh tái phát. Cho trẻ ăn đủ dưỡng chất cùng những loại thức ăn thanh đạm, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men.
Ngoài ra, cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập những bài tập có động tác nhẹ nhàng để giúp trẻ thư giãn tinh thần. Những căng thẳng thần kinh như sợ hãi, thất vọng, buồn bã, thất vọng hay thậm chí là kích động vui vẻ quá mức đều có thể khiến cơn động kinh tái phát. Vì thế ba mẹ hãy dành nhiều tình yêu thương cho bé và tập cho trẻ kiềm chế cảm xúc của mình.
Luôn giám sát trẻ để tránh tai nạn
Do tính hiếu động nên trẻ bị động kinh rất dễ gặp nguy hiểm, dễ gặp những tai nạn ngoài ý muốn khi đang chơi đùa, đạp xe, bơi lội… Khi trẻ bị động kinh dễ có các biểu hiện lên cơn như đau tức ngực, khó thở, hoa mắt xong có thể té ngã. Với những trẻ mắc bệnh động kinh nặng hơn có thể xuất hiện những cơn co giật không kiểm soát được, mất ý thức và có thể cắn vào lưỡi. Thường các cơn co giật do động kinh xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước, vì thế mẹ hãy bên cạnh con và chú ý khi có những hoạt động mạnh.
Đặc biệt với những trẻ có tiền sử mắc những chứng động kinh nặng cần có sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân để nhanh chóng phát hiện những bất thường ở trẻ để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên việc này không có nghĩa là cha mẹ luôn kè kè bên cạnh trẻ, mà thay vào đó là ba mẹ hãy dành nhiều thời gian bên con, quan tâm, động viên, hỏi han, khích lệ tinh thần trẻ để trẻ luôn cảm thấy được yêu thương và vui vẻ. Ba mẹ nên tránh cho ra ngoài một mình, hoặc tiếp xúc với những đồ vật nguy hiểm và chơi những trò chơi tốc độ cao…
Đưa trẻ đến bác sĩ khi phát hiện những cơn động kinh nặng
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh động kinh, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh chính xác để có phương pháp điều trị kịp thời. Trẻ cần kết hợp dùng thuốc, trị liệu và chăm sóc đúng cách tại nhà mới có thể giảm thiểu những tác hại của bệnh và giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp