Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị bệnh gút nên ăn uống thế nào?

Ngày 15/08/2017
Kích thước chữ

Bệnh gút là bệnh do các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp gây nên. Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị bệnh gút đóng vai trò rất quan trọng trong việc

Bệnh gút là bệnh do các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp gây nên. Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị bệnh gút đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vậy người bị bệnh gút nên ăn gì để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

1. Bị gút nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút đặc biệt là làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính. Bệnh nhân gút cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.

– Nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa là 2 loại thực phẩm không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.

Người bị bệnh gút nên ăn uống thế nào
Người bị gút nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin

– Loại bỏ thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao… đặc biệt khi đang đau cấp tính.

– Hạn chế thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải. (tăng sữa, trứng để thay thế), tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

Bệnh nhân bị gút cần uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Bởi khi uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng sức khỏe.

Ngoài ra, khi bị bệnh gút bạn cũng cần tránh ăn một số loại thức ăn như: nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những loại thực phẩm đó làm axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì.

Bị cấm ăn và hạn chế rất nhiều loại thực phẩm như vậy, chắc hẳn không ít người đặt câu hỏi “Vậy bệnh gút nên ăn gì?” để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo dinh dưỡng?

Với những bệnh nhân bị bệnh gút cần uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau. Sử dụng nhiều rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai,…); giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày). Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút cấp tính:

• Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg

• Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.

• Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.

• Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

• Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Người bị bệnh gút nên ăn uống thế nàoCần tránh thực phẩm có chứa nhiều đạm

Những bệnh nhân bị gút mạn tính cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho người bị gút. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không để nhiễm lạnh, không đi giày quá chật. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng sản phẩm Gout Aid để tăng khả năng thải trừ acid uric, giảm đau, phòng ngừa các cơn gút cấp tái phát. Sản phẩm lành tính, không gây tác dụng phụ như dùng thuốc Tây, về lâu dài cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin