Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Vân
Mặc định
Lớn hơn
Người có nồng độ axit uric cao thường phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và đồ uống hàng ngày để kiểm soát tình trạng bệnh. Vậy người bị axit uric cao có uống được trà xanh, cà phê không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này.
Tăng axit uric khiến nhiều người lo lắng bởi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gút, sỏi thận và bệnh tim. Nhất là hiện tình trạng này đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt thiếu khoa học. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Trà xanh và cà phê là hai loại thức uống phổ biến hằng ngày, liệu người bị axit uric cao có uống được trà xanh, cà phê không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Trà xanh được biết đến là một loại thức uống giàu hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có nồng độ axit uric trong máu cao. Trong thành phần của trà xanh chứa hàm lượng cao polyphenol, một nhóm chất chống oxy hóa mạnh giúp kiểm soát và giảm axit uric.
Các nghiên cứu cho thấy polyphenol trong trà xanh, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng ức chế hoạt động của enzym xanthine oxidase là xúc tác phản ứng chuyển purin thành axit uric. Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm quá trình hình thành axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, trà xanh còn hỗ trợ tăng cường chức năng thận và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric qua nước tiểu, giúp phòng ngừa nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại khớp và thận.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích của trà xanh và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng. Không nên uống trà xanh khi bụng đói để hạn chế kích ứng dạ dày, không uống ngay sau khi ăn hoặc trước giờ ngủ. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1-2 tách trà xanh và không dùng trà để uống thuốc nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của dược chất.
Một số nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng uống cà phê với lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút, là biến chứng điển hình liên quan đến tăng axit uric.
Cơ chế tác động của cà phê đến axit uric được lý giải chủ yếu qua ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa purin và bài tiết axit uric. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà phê như caffeine và polyphenol có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase. Đồng thời, cà phê có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng thải trừ axit uric qua đường nước tiểu và giúp hòa tan của chất này trong hệ bài tiết.
Ngoài ra, polyphenol trong cà phê cũng có tính chống oxy hóa, giúp ổn định chức năng tế bào, tăng cường hoạt động của thận và hỗ trợ cân bằng nội môi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh nên ưu tiên sử dụng cà phê nguyên chất, không đường, không sữa béo. Khi tiêu thụ quá nhiều cà phê pha sẵn, có hàm lượng đường và chất béo cao có thể làm rối loạn chuyển hóa và gián tiếp thúc đẩy tình trạng tăng axit uric.
Người có axit uric cao nên giới hạn mức tiêu thụ ở mức 1-3 tách cà phê nguyên chất mỗi ngày, uống vào buổi sáng hoặc trưa để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Người bị tăng axit uric máu hoàn toàn có thể uống trà xanh và cà phê ở mức độ hợp lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà xanh và caffeine trong cà phê có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase. Đồng thời, cả hai loại thức uống này còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric qua nước tiểu.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng. Việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh hoặc cà phê có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như kích ứng dạ dày, bồn chồn, mất ngủ. Ngoài ra, trà xanh và cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị, vì vậy nên tránh uống khi đang dùng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.
Người bị axit uric cao có uống được trà xanh, cà phê không? Người bị axit uric cao vẫn có thể uống trà xanh và cà phê với liều lượng hợp lý. Cả hai loại thức uống này đều hỗ trợ giảm axit uric nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, cần chọn loại nguyên chất, không thêm đường sữa, tránh uống khi đói hoặc quá muộn trong ngày. Để an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.