Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Thủy
Mặc định
Lớn hơn
Một số thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân âm thầm làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến bệnh gout. Việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu purine, rượu bia và chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng có thể khiến bạn sớm đối mặt với các cơn đau do gout gây ra.
Bệnh gout từng được xem là “căn bệnh của người giàu” vì có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống dư thừa đạm, rượu bia. Nhưng ngày nay, gout đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi – đặc biệt là nam giới trung niên. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là những thói quen ăn uống khiến bạn dễ mắc bệnh gout diễn ra hàng ngày nhưng thường bị bỏ qua.
Nhiều người thích ăn các món làm từ nội tạng động vật như gan, ruột, dạ dày hay thận. Tuy nhiên, đây đều là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao – một hợp chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thức ăn. Khi purine được dung nạp quá mức, cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Không chỉ vậy, nội tạng còn là nhóm thực phẩm chứa nhiều calo, cholesterol và chất béo bão hòa. Việc tiêu thụ lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và gây rối loạn trong quá trình trao đổi chất.
Thức ăn giàu purine cũng gây áp lực cho thận. Khi thận phải làm việc quá sức, khả năng lọc máu và đào thải axit uric bị suy giảm, dẫn đến việc tích tụ chất này trong cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý liên quan. Ngoài nội tạng, việc ăn nhiều hải sản như sò, cua, tôm hùm cũng có thể làm tăng axit uric trong máu và phát triển bệnh gout.
Thói quen uống rượu bia trong các bữa ăn, đặc biệt khi ăn đồ nướng hoặc hải sản, khá phổ biến ở nam giới, cả khi ở nhà lẫn khi đi tiệc. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hải sản và thịt nướng vốn đã chứa lượng purine cao, trong khi rượu bia cũng là nguồn bổ sung purine không nhỏ. Khi kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn, axit uric trong máu sẽ dễ dàng tăng vọt trong thời gian ngắn.
Hơn nữa, ethanol – thành phần chính trong rượu bia – khi được chuyển hóa trong cơ thể, sẽ làm tăng tạm thời nồng độ axit uric, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu duy trì thói quen uống rượu bia thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh gout càng cao.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như giữ mức axit uric ổn định, việc thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết, đặc biệt với nam giới trung niên. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên tăng cường trong chế độ ăn hàng ngày:
Thay vì để đến khi các triệu chứng đau nhức xuất hiện mới lo điều trị, mỗi người nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và phù hợp. Việc hạn chế thực phẩm nhiều purine, cắt giảm rượu bia và tăng cường rau xanh, nước uống không chỉ giúp kiểm soát axit uric mà còn là chìa khóa để phòng ngừa bệnh gout từ sớm, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.