Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nấm mắt có lây không? Cách phòng bệnh nấm mắt

Ngày 09/04/2019
Kích thước chữ

Bệnh nấm mắt có thể gặp ở nhiều đối tượng gây ra sự khó chịu và lo lắng cho bệnh nhân. Khi bị nấm mắt, người bệnh thường có biểu hiện chói mắt, cộm, nhói, đau. Vậy bệnh nấm mắt có lây không?

Bệnh nấm mắt có thể gặp ở nhiều đối tượng gây ra sự khó chịu và lo lắng cho bệnh nhân. Khi bị nấm mắt, người bệnh thường có biểu hiện chói mắt, cộm, nhói, đau. Vậy bệnh nấm mắt có lây không?

Bệnh nấm mắt là gì?

Bệnh nấm mắt có lây không? Cách phòng bệnh nấm mắt 1Nhiễm trùng nấm mắt có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau

Bệnh nấm mắt còn có tên gọi là nhiễm nấm mắt. Nhiễm nấm mắt có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, bao gồm vi khuẩn, virus, amip và nấm. Nhiễm trùng mắt do nấm là tình trạng hiếm, nhưng chúng có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm nấm có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của mắt.

Tổn thương mắt do nấm men thường trên cơ địa mắt đã có các tổn thương trước đó (viêm giác mạc biểu mô dài ngày, chứng khô mắt, Herpes mắt, đeo kính tiếp xúc nhiều sau ghép giác mạc, tra mắt bằng Cortisol hoặc dùng cortisol đường toàn thân).

Khi vào mắt, các loại nấm sợi và nấm men đều phát sinh các độc tố hoạt hóa các men phân hủy protein làm hủy hoại các màng mắt. Do mức độ sinh sôi của nấm rất nhanh nên nhiều người thắc mắc bệnh nấm mắt có lây không.

Phân loại bệnh nấm mắt

Có hai loại chính khi theo dõi hình ảnh nấm mắt, bao gồm:

  • Viêm giác mạc: Đây là một bệnh nhiễm trùng ở lớp phía trước của mắt (giác mạc);
  • Viêm nội nhãn: Đây là một bệnh nhiễm trùng bên trong mắt (thủy tinh thể và/hoặc thủy dịch). Viêm nội nhãn gồm hai loại là ngoại sinh và nội sinh. Viêm nội nhãn nấm ngoại sinh xảy ra sau khi bào tử nấm vào mắt từ một nguồn bên ngoài. Viêm nội nhãn nội sinh xảy ra khi một bệnh nhiễm trùng máu (ví dụ như nấm candida) lây lan đến một hoặc cả hai mắt.

Điều trị bệnh bệnh nấm mắt

Bệnh nấm mắt có lây không - Những chú ý trong điều trị nấm mắt

Bệnh nấm mắt có lây không cũng có thể gây ra tình trạng viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc do nấm là một loại bệnh nặng.

Việc điều trị viêm loét giác mạc do nấm cần theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa mắt. Có thể phải can thiệp ngoại khoa như: Nạo biểu mô giác mạc, nạo bề mặt giác mạc hoặc đáy ổ loét, gọt giác mạc hoặc thậm chí là ghép giác mạc tùy tình trạng, mức độ bệnh.

Nói chung, việc điều trị viêm loét giác mạc do nấm thường phải rất tích cực, kiên trì. Mục tiêu quan trọng của điều trị là thanh toán được tác nhân gây bệnh, sau điều trị nhãn cầu được bảo tồn, không có các biến chứng nặng nề như hoại tử, thủng giác mạc.

Thuốc nấm da không được đưa vào mắt (do không phù hợp về pH, độ thẩm thấu muối và độ kích ứng đối với mắt). Chủ yếu là điều trị tại chỗ, có khi mỗi giờ phải nhỏ mắt 1 lần trong nhiều ngày, nhiều tuần.

Bệnh nấm mắt có lây không? Cách phòng bệnh nấm mắt 2Nấm mắt chủ yếu là điều trị tại chỗ, có khi mỗi giờ phải nhỏ mắt 1 lần trong nhiều ngày, nhiều tuần

Có 4 nhóm thuốc điều trị nấm mắt chính có thể kể tới như:

  • Nhóm polyester (amphotéricin B, natamycin).
  • Nhóm zimydazon (5 fluoro tiroxin).
  • Nhóm sulfamid trộn bạc (cụ thể là sulfadiazin trộn bạc, vừa diệt nấm vừa diệt khuẩn).
  • Natamycin 5% là loại thuốc nhỏ nước, rất tốt với nấm sợi Aspergillus.

Ngoài ra có thể áp dụng:

  • Thuốc kháng nấm đặc hiệu: 2 nhóm thông dụng là Polyenes (natamycin, Amphotericin), Azoles (itraconazole, ketoconazole, Fluconazole…).

Điều trị phụ trợ

  • Kháng sinh, chống viêm non – steroid tra tại mắt phòng bội nhiễm.
  • Giãn đồng tử bằng Atropin 0,5-1% (mục đích chống dính sau, giảm đau do co thắt thể mi.
  • Dinh dưỡng giác mạc: Khi ổ loét bắt đầu thoái lui, biểu mô bắt đầu hàn gắn.

Bệnh nấm mắt có lây không - Lời khuyên để phòng bệnh

Bệnh nấm mắt có lây không? Cách phòng bệnh nấm mắt 3Tránh dụi mắt kể cả khi thấy ngứa bởi có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Tác nhân chính là nấm mốc từ thảo mộc nên khi lao động có tiếp xúc với cây cỏ cần phải tránh để chúng va quệt, rơi bắn vào mắt. Do đó nhiều người nghi ngại bệnh nấm mắt có lây không. Khi đang làm việc có va chạm với chúng thì phải cố nhịn”, không được đưa tay lên vùng mặt, vùng mắt, dù có bị ngứa vướng đến mấy. Xong việc phải rửa tay bằng xà phòng sạch, rồi rửa mặt, giặt thật sạch khăn bằng xà phòng ngay. Bệnh nấm mắt có lây không thì tuyệt đối không nên tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn vệ sinh nơi ở thật tốt.

Đừng để khăn rửa mặt mọc nấm mốc. Năng giặt khăn bằng xà phòng và năng phơi khăn ra chỗ nắng.

Tránh phơi khăn mặt và quần áo trên dây mây, sào tre nứa, dễ tiếp xúc với nấm mốc.

Không được tùy tiện dùng cortisol khi đau mắt vì sẽ giải phóng bào tử nấm, làm bệnh nấm mắt nặng thêm.

Bị đau mắt sau khi bị va quệt với cỏ cây (dù là tươi hay khô, mục) đều phải cảnh giác với nhiễm nấm mắt, đi khám sớm để được điều trị sớm.

Bệnh nấm mắt có thể gây tăng nhãn áp, viêm nội nhãn hoặc là những biến chứng nặng nề hơn như hoại tử, thủng giác mạc. Trường hợp đã chữa trị nhưng không thuyên giảm, bạn cần tái khám xem mắt có bị biến chứng gì không. Bác sĩ cần thăm khám trực tiếp mới có thể đánh giá được mức độ tổn thương ở mắt, từ đó mới có hướng chữa trị thích hợp.

Ánh Phạm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin