Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Nấm mắt là căn bệnh thường gặp. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này, nếu không được phát hiện sớm thì bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét giác mạc hoặc viêm nội nhãn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng như: Suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí mù lòa.
Bệnh nấm mắt (nhiễm nấm mắt) có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau: Vi khuẩn, virus, amip và nấm. Nhiễm trùng mắt do nấm đôi khi rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của mắt.
Bệnh nấm mắt có 2 dạng chính:
Viêm giác mạc: Viêm nhiễm xảy ra ở giác mạc.
Viêm nội nhãn: Viêm nhiễm thường xuất hiện ở phía bên trong mắt (thuỷ dịch hoặc thuỷ tinh thể).
Dấu hiệu và triệu chứng của nấm mắt thường xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi mắt bị nhiễm nấm, bao gồm:
Đau nhói bất thường ở mắt;
Thường xuyên chảy nước mắt;
Nhạy cảm với ánh sáng;
Suy giảm thị lực (mờ mắt);
Mắt bị tổn thương (rách quá mức).
Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này rất khó nhận biết được chính xác mắt có bị nhiễm nấm hay không. Người bệnh cần phải đi khám và thực hiện một số xét nghiệm thông qua dịch hoặc mẫu nhỏ của mô mắt.
Khi vào mắt, nấm phát sinh độc tố hoạt hóa các enzyme phân hủy protein làm hủy hoại các màng mắt. Bệnh nhân có cảm giác kệnh, nhói, chói mắt và cảm giác đau đớn thường xuyên rất khó chịu.
Bệnh nấm mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn,… gây ra những biến chứng như: Suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa.
Nấm mắt có thể rất nghiêm trọng, vì thế nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Khi bạn thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào nêu trên hoặc có câu hỏi, thắc mắc liên quan đến bệnh xin vui lòng đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán cũng như có phương án điều trị kịp thời.
Giác mạc có nhiệm vụ bảo vệ mắt khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, trong đó có nấm. Khi giác mạc bị rách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm dễ dàng xâm nhập và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Một trong số các loại nấm có thể gây nhiễm trùng cho mắt, đó là:
Fusarium: Nấm sợi, tồn tại ở môi trường xung quanh chúng ta. Những tổn thương do nấm Fusarium gây ra nặng hơn so với những loại nấm khác.
Aspergillus: Nấm sợi, tồn tại ở cả ngoài trời lẫn phía bên trong nhà.
Màng nhầy: Nấm men, thường xuất hiện ở trên da người hoặc màng bảo vệ nằm phía bên trong cơ thể. Nấm men thường gây ra nhiễm trùng khi mắt đã hoặc đang gặp phải những tình trạng như: Khô mắt, Herpes mắt hoặc viêm giác mạc biểu mô trong một thời gian dài,...
Khi xâm nhập vào mắt, nấm sợi/ nấm men đều có thể phát sinh ra độc tố làm hoạt hoá các men phân giải protein, làm huỷ hoại màng mắt. Bệnh nấm mắt do nấm sợi gây nên thường khó phát hiện và điều trị hơn nấm men.
Gabriel Castano, Ayman G. El Nahry, Pradeep Kumar Mada, 11/08/2021, Fungal Keratitis, NCBI.
Christina Moon, 02/11/2021, Fungal Keratitis, Eye Wiki.
David Turbert, 24/09/2020, Fungal Keratitis Symptoms, American Academy of Ophthalmology.
https://www.cdc.gov/contactlenses/fungal-keratitis.html, CDC, 10/10/2014, Basics of Fungal Keratitis
https://www.mayoclinic.org/
Hỏi đáp (0 bình luận)