Các bác sĩ khuyên rằng những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nên thường xuyên vận động, tập thể thao nhẹ nhàng trong quá trình điều trị. Thế nhưng, nhiều người thắc mắc rằng bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Việc tập luyện này liệu rằng có phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống? Để có câu trả lời cho thắc mắc này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua các phân tích dưới đây.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Chạy bộ là một môn thể thao vận động tốt cho sức khỏe, tăng sức bền, giúp cơ thể linh hoạt. Thế nhưng, liệu rằng điều này có đúng với người bệnh thoái hóa cột sống không? Theo như các chuyên gia về cơ xương khớp cho biết, việc tập chạy bộ chỉ nên áp dụng đối với các bệnh nhân thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu, khi tình trạng bệnh còn nhẹ. Nếu tình trạng thoái hóa cột sống đã tiến triển nặng, thì bạn nên tránh chạy bộ để giảm áp lực lên cơ, dây chằng và các đốt xương cột sống. Thay vào đó, người bệnh có thể chọn lựa đi bộ.
Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Các chuyên gia cơ xương khớp cho rằng chỉ nên chạy bộ khi người bệnh ở giai đoạn đầu và triệu chứng nhẹ.
Kỹ thuật chạy bộ dành cho người bệnh thoái hóa cột sống cũng cần đảm bảo đúng chuẩn để tránh gây tác dụng ngược, khiến bệnh tình nặng hơn. Khi chạy bộ, phần đầu hướng về phía trước, thả lỏng toàn bộ cơ thể nhưng vẫn giữ cho phần lưng thẳng và vuông góc với mặt đất. Khi mới bắt đầu chạy, bạn nên chạy chậm rãi trong vòng 5 phút, sau đó mới tăng tốc dần lên.
Các lợi ích của việc chạy bộ
Lưu thông tuần hoàn máu
Khi chạy bộ đúng cách kết hợp với tập thở sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Lưu lượng máu sẽ di chuyển nhanh chóng khắp nơi trong toàn bộ cơ thể, giúp cho các cơ quan được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết. Sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể, nhất là những vấn đề có liên quan đến cơ xương khớp.
Hỗ trợ chức năng đĩa đệm và cột sống
Theo như kết quả nghiên cứu tại đại học Deakin của úc, trong số 79 người trưởng thành bao gồm cả nam và nữ, nhóm người chạy bộ thường xuyên có đĩa đệm lớn và nhiều dịch lỏng hơn nhóm không chạy. Ngoài ra, các đốt cột sống của họ cũng cho thấy sự linh hoạt và dẻo dai hơn nhóm đối tượng ít chạy bộ.
Thói quen chạy bộ giúp lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ chức năng đĩa đệm và cột sống.
Thư giãn vùng thắt lưng và hông
Một lợi ích khác của thói quen chạy bộ chính là giúp vùng thắt lưng và phần hông của bạn được thư giãn. Việc chạy bộ làm giảm tình trạng xơ cứng cơ bắp. Các bó cơ giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển động ổn định của cột sống. Vì vậy, khi chạy bộ, các bó cơ sẽ được kéo căng ở mức độ vừa phải, tăng thêm sự dẻo dai và linh hoạt cho cột sống.
Những điều bệnh nhân thoái hóa cột sống cần lưu ý khi chạy bộ
Tránh tổn thương đến cột sống khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn, khi mới bắt đầu chạy bộ, bạn nên tập nhẹ nhàng trước rồi sau đó mới tăng dần lên. Những ngày đầu tập luyện, bạn có thể chạy đoạn đường ngắn khoảng 5 phút đến 10 phút. Sau khi cơ thể đã quen dần với cường độ này, bạn bắt đầu tăng dần lên cho đến khi đạt mức giới hạn của bản thân. Hãy chú ý là đừng cố gắng quá sẽ rất dễ làm cột sống bị áp lực cao, phần sụn khớp dễ bị bào mòn làm tăng các triệu chứng đau nhức, cấu trúc xương dần mất ổn định.
Người bệnh thoái hóa cột sống nên chú ý chạy bộ nhẹ nhàng trước rồi mới dần tăng tốc lên để tránh gây áp lực cho các đốt cột sống, khiến bệnh trở nặng hơn.
Khi chạy bộ, bạn nên chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không bó sát. Bên cạnh đó, một đôi giày thể thao phù hợp chính là trợ thủ đắc lực và có tác động rất lớn đến mọi vấn đề của người bệnh thoái hóa cột sống. Trước khi chạy bộ, bạn chỉ nên ăn nhẹ, tránh ăn quá no sẽ rất dễ bị trào ngược dạ dày hoặc đau bao tử. Ngoài ra, trong quá trình chạy bộ, bạn cũng nên kết hợp đi bộ và hít thở đều đặn để tránh mất sức khi tập thể dục. Thở đúng cách còn giúp lồng ngực hoạt động ổn định hơn, giảm tổn thương phổi.
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống thuận lợi hơn, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tập thể thao đều đặn, điều trị thoái hóa gai cột sống bằng châm laser,... bạn còn có thể bổ sung thêm cho cơ thể các thực phẩm chức năng cải thiện cơ xương khớp, nhất là phần cột sống. Một số sản phẩm chức năng hỗ trợ cho quá trình hồi phục thoái hóa cột sống như Cốt Thoái Vương, viên uống Xương Khớp GP Gold, Nhất Khớp Vương,... Các sản phẩm này đều đang được cung cấp tại hệ thống nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
Tóm lại, bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Từ những thông tin cung cấp trong bài, chúng ta có thể nhận định rằng người bị thoái hóa cột sống có thể chạy bộ, nhưng chỉ khi ho đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh. Đối với các người bệnh đã chuyển biến nặng, họ nên tránh chạy bộ mà thay vào đó là đi bộ, tập Yoga, bơi lội,... sẽ mang đến kết quả tốt hơn.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp