Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư não có thể tái phát, do đó việc theo dõi sau điều trị là rất quan trọng để xác định sự tái phát của ung thư. Vậy những biến chứng sau mổ u não là gì?
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư não dựa vào loại/cấp độ ung thư, độ tuổi và thể lực chung của bệnh nhân. Đối với u cấp độ I và II, có thể chỉ cần phẫu thuật loại bỏ và theo dõi thường xuyên qua chụp cộng hưởng từ là đủ. Còn với u cấp độ III và IV, cần phải thực hiện xạ trị và hóa trị để giết chết các khối u ác tính.
Mặc dù chi phí phẫu thuật u não khá cao nhưng đây là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho hầu hết các trường hợp u não. Để cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải mở hộp sọ. Việc phẫu thuật như thế nào sẽ căn cứ vào 3 cấp độ: thứ nhất là cắt bỏ hoàn toàn; thứ hai là do vị trí của khối u chỉ có thể phẫu thuật lấy ra được một phần và thứ ba là khối u nằm ở vị trí quá khó ở trên não không thể phẫu thuật được.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ xét nghiệm, sinh thiết tế bào của khối u xem là lành tính hay là ác tính; sau đó mới có thể quyết định xạ trị khối u hay dùng hóa chất nào để điều trị. Nếu điều kiện thuận lợi, phẫu thuật không làm tổn thương tới các mô não quan trọng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u. Nếu không thể cắt bỏ hoàn toàn, phần khối u còn sót lại sẽ được điều trị bằng tia xạ hoặc hóa chất.
Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu hoặc cảm giác bất an. Tuy nhiên có thể dùng thuốc có thể kiểm soát được sự đau đớn.
Bệnh nhân cũng thường cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh nhân.
Ngoài ra, một số biến chứng sau mổ u não khác tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Dịch não tuỷ hoặc máu có thể tích tụ trong não và gây sưng phù não. Cần theo dõi các triệu chứng để phát hiện tình trạng này. Dùng steroids sẽ làm giảm bớt sưng phù.
Đôi khi cần phẫu thuật lần 2 để dẫn lưu dịch. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dài và mỏng (shunt) trong não thất. Ống này được luồn dưới da xuống đến bụng. Dịch dư thừa từ não được dẫn lưu xuống bụng. Đôi khi dịch được dẫn lưu vào tim.
Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng ở vết mổ. Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh.
Phẫu thuật não có thể gây thương tổn đến mô lành. Đây là biến chứng sau mổ u não không phổ biến. Tổn thương não là vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có những vấn đề về tư duy, thị giác và ngôn ngữ.
Bệnh nhân có thể có thay đổi về nhân cách hoặc co giật. Đa số những biến chứng này thường giảm hoặc biến mất đi theo thời gian, nhưng đôi khi tổn thương não là vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị tiếng nói (speech therapy) hoặc điều trị bằng công việc (occupational therapy).
Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ để phòng tránh các vấn đề nảy sinh và cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị . Nếu đau do u não, có thể dùng giảm đau. Có những loại chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân u não sau đây:
Đội ngũ chăm sóc bệnh nhân sau mổ u não sẽ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt:
Lưu ý cho người bệnh:
Thông thường u não có nhiều thể loại, bác sĩ cần biết kết quả giải phẫu bệnh sau mổ để có thể tư vấn về chăm sóc, theo dõi khả năng tái phát và điều trị sớm. Việc thăm khám định kỳ bằng các chẩn đoán chuyên sâu như: CT, MRI… cho phép can thiệp sớm những biến chứng sau mổ u não, nhưng ít gây tổn thưởng cho mô não lành.
Về các tổn thương cho hệ thần kinh trung ương sau phẫu thuật, tùy thuộc vào vị trí khối u, thể loại, hình thái của khối u, tính chất lành hay ác tính của khối u và các biện pháp can thiệp đã được các bác sỹ tiến hành. Do đó, tiên lượng sau mổ của bệnh nhân thế nào chính bác sĩ phẫu thuật là người hiểu rõ nhất, do vậy bệnh nhân nên thường xuyên liên hệ để tư vấn thêm về những biến chứng sau mổ u não.
Nếu ca phẫu thuật đã ổn định việc lo lắng thái quá của gia đình bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy động viên để ổn định về tâm lý cho người bệnh, và hãy đăng ký thăm khám sức khỏe liên tục, dài lâu theo mô hình bác sỹ gia đình.
Khám chuyên khoa định kỳ để không phải lo lắng về biến chứng sau mổ u não. Nâng cao thể trạng bằng ăn uống đủ chất và lượng, sống lạc quan và không chủ quan với bệnh tật.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.