Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong số những bênhn nhiễm trùng cấp tính có biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nhiều nhất là uốn ván. Uốn ván có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy bạn đã biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào chưa?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương và đe doạ tính mạng của người bệnh. Nguồn lây nhiễm bệnh uốn ván tồn tại khắp mọi nơi và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này. Vậy bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng nặng xuất hiện đột ngột và bệnh diễn tiến nhanh chóng. Bệnh xảy ra khi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể và sản sinh ra ngoại độc tố cực mạnh. Đường lây nhiễm trực khuẩn uốn ván phổ biến nhất là qua các vết trầy xước, vết thương tiếp xúc với đất cát, nước thải, phân gia súc gia cầm hay các dụng cụ sơ cứu, dụng cụ phẫu thuật có nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Độc tố protein tetanospasmin do trực khuẩn uốn ván tiết ra sẽ xâm nhập vào máu lan khắp cơ thể. Ban đầu, độc tố này gây co cứng các cơ trên toàn thân nhưng sau đó nó gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đây là lý do nhiều người muốn biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào.
Bệnh uốn ván gồm các thể khác nhau từ uốn ván toàn thân, uốn ván sơ sinh đến uốn ván cục bộ. Cụ thể là:
Đây là thể thường gặp nhất với triệu chứng ban đầu là co cứng các cơ hàm, cổ, vai, lưng. Tình trạng co cứng sẽ lan dần xuống cơ hoành, cơ bụng, cơ chân tay và cuối cùng là co cứng kịch phát toàn thân. Các cơn co cứng toàn thân sẽ có xu hướng gia tăng, nhất là khi người bệnh bị kích động bởi ánh sáng và tiếng động.
Khi đó, người bệnh sẽ uốn cong người, làm đứt rách các cơ, cơ hô hấp bị co thắt gây ngạt thở và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân bị bệnh nhẹ chỉ xuất hiện cơn co cứng nhẹ thậm chí không bị co cứng.
Uốn ván sơ sinh hay uốn ván rốn là bệnh uốn ván xảy ra với trẻ sơ sinh. Trẻ có thể hoàn toàn bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 28.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván sơ sinh có thể do lây từ mẹ sang con hoặc do dụng cụ cắt cuống rốn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh. Khi bị bệnh, trẻ bị cứng hàm khó bú, co cứng toàn thân và nguy cơ tử vong do uốn ván ở trẻ sơ sinh là cao nhất.
Bệnh uốn ván cục bộ là trường hợp ít gặp. Ở thể này, bệnh chỉ biểu hiện giới hạn ở gần vết thương nên là thể nhẹ. So với các thể uốn ván khác, uốn ván cục bộ có tiên lượng tốt, nguy cơ tử vong thấp hơn.
Để biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, chúng ta cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố. Cụ thể là:
Nha bào uốn ván có trong đất, trên các đồ vật bị nhiễm bẩn, trong chất thải của gia súc hay con người…Chúng hiện diện khắp nơi trong môi trường tự nhiên và có khả năng xâm nhiễm vào mọi loại vết thương bằng nhiều cách khác nhau:
Bệnh uốn ván còn được đánh giá là bệnh cấp tính nặng và nguy hiểm bởi có tỷ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước đang phát triển, nhất là ở các vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Đây là những vùng có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván chưa cao.
Ở nước ta, bệnh phân bố ở mọi tỉnh thành, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không mang tính chất theo mùa. Theo thống kê, bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong từ 25% đến 90%. Ở trẻ sơ sinh, nếu bị mắc uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%.
Muốn biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, chỉ cần nhìn vào biến chứng nguy hiểm của bệnh là sẽ rõ. Người bệnh uốn ván sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như:
Như vậy bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào? Người mắc bệnh nếu không kịp thời điều trị sẽ chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Đó là lý do vì sao bạn nên chủ động phòng bệnh, hợp tác với bác sĩ để điều trị nếu không may mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh uốn ván tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai bị cảm có tiêm uốn ván được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.