Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến ở nước ta là 2 – 3% dân số, điều mà bất cứ người bệnh nào cũng quan tâm khi mắc bệnh đó chính là bệnh vảy nến có
Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến ở nước ta là 2 – 3% dân số, điều mà bất cứ người bệnh nào cũng quan tâm khi mắc bệnh đó chính là bệnh vảy nến có chữa được không?
1. Nguyên nhân nào gây nên bệnh vảy nến?
Trước khi tìm hiểu xem bệnh vảy nến có chữa được không thì mỗi người nên tìm hiểu xem bệnh lý này do nguyên nhân nào gây ra. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh vảy nến trong đó hệ thống miễn dịch phát những tín hiệu sai là một nguyên nhân lớn nhất. Các tế bào da lúc này phát triển quá nhanh chỉ trong vài ngày chứ không phải vài tuần như trước đây. Điều này khiến cho lớp vảy cũ chưa kịp bong thì lớp vảy mới đã tích tụ khiến cho da bị xếp thành những lớp dày.
Bệnh vảy nến có nhiều dạng khác nhau:
Vảy nến mảng: Là bệnh lý thường gặp nhất chiếm 80 – 90% trong tổng số người mắc bệnh, phổ biến nhất là bệnh vảy nến da đầu.
Vảy nến mủ: đây là dạng vảy nến cấp tính nguyên nhân gây bệnh thường là do sử dụng thuốc không đúng. Nếu người bệnh bị vảy nến mủ toàn thân thì thường có biểu hiện là da bị dỏ, mệt mỏi, ngứa và có cảm giác bị yếu cơ.
Vảy nến giọt: Liên quan tới tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
Vảy nến da đỏ toàn thân: Nếu người bệnh bị loại vảy nến này thì phải nhanh chóng tiến hành nhập viện để bác sỹ thăm khám cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
2. Bệnh vảy nến có chữa được không?
Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không là điều mà bất cứ bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đều quan tâm. Nhưng, bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính và nó rất dễ tái phát khi có những nguy cơ tác động làm bệnh có cơ hội phát triển. Tùy vào từng loại bệnh vảy nến mà bệnh nhân sẽ được bác sỹ chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất để mỗi người luôn cảm thấy thoải mái cũng như dễ chịu nhất đối với cuộc sống.
Một vài phương pháp chữa bệnh vảy nến bạn có thể tham khảo:
Dùng thuốc Tây y:
Các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm viêm, ngứa, thuốc kháng dị ứng; tăng sinh tế bào da; nhóm thuốc retinoid đa phần được sử dụng trong việc điều trị các trường hợp mắc bệnh vảy nến nặng; thuốc Acid salicylic có tác dụng làm tiêu sừng… Nói chung, các loại thuốc khá đa dạng và cũng tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của người bệnh mà sử dụng các loại khác nhau.
Thuốc Đông y:
Rất nhiều người mắc bệnh vảy nến hiện nay điều trị bệnh bằng phương pháp này vì nó có thể sử dụng trong một thời gian dài và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Một số bài thuốc được người bệnh sử dụng như: bài thuốc từ lá trà xanh, cây lược vàng hay lá ớt…
Phương pháp quang trị liệu:
Điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp quang trị liệu được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất cho tới thời điểm hiện nay. Sử dụng tia sáng UVB và PUVA chiếu vào vùng da bị tổn thương và khắc phục các vùng da đó nhanh chóng. Phương pháp này có tác dụng điều trị bệnh rất nhanh và thời gian kéo dài. Tuy nhiên, nó lại dễ gây ra những tác dụng phụ nên không được nhiều người sử dụng.
Giờ thì bạn đã biết bệnh vảy nến có chữa được không rồi phải không nào? Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính, tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp điều trị phù hợp chắc chắn bạn sẽ hạn chế được tối đa những tác động mà bệnh gây ra.
Diệu Linh
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.