Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến

Ngày 03/01/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vảy nến là một bệnh da liễu khá phổ biến, thường chiếm khoảng 10% số ca đến khám tại các bệnh viện da liễu. Bệnh không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại

Vảy nến là một bệnh da liễu khá phổ biến, thường chiếm khoảng 10% số ca đến khám tại các bệnh viện da liễu. Bệnh không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại biểu hiện dai dẳng và hay tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi và bị ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt cũng như chất lượng sống. Một số vấn đề sau đây được xem là yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến.

Yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến2Đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến

Nguyên nhân có thể gây bệnh vảy nến

Cho đến nay các nguyên nhân gây ra vảy nến vẫn chưa thể xác định rõ ràng, nhưng các yếu tố sau đó có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh:

  • Di truyền: Những người có bố/mẹ từng mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người khác, chiếm khoảng 30%. Những người có anh em song sinh bị mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh lên đến 70%.
  • Nhiễm khuẩn: Có thể do liên cầu khuẩn gây ra tạo nên vảy nến thể giọt. Bệnh này có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh thì sẽ thuyên giảm.
  • Căng thẳng: Đây là yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến cao nhất, có khả năng khiến bệnh tái phát nhiều lần và trầm trọng hơn.
  • Thuốc: Bệnh có thể xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc như: chứa bata, lithium, đặc biệt là corticoid kéo dài.
  • Hiện tượng Kobner: Vảy nến xuất hiện ngay trên chính những vùng bị kích thích cơ học do gãi ngứa, chấn thương, vết thương ngoài da, vết cắn động vật,…
  • Mùa: Bệnh có thể chuyển biến nặng nhẹ theo mùa.

Cách giảm các yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến

Với người khi đã mắc bệnh vảy nến cần có thông tin chính xác về căn bệnh này để có phương pháp phòng bệnh đúng cách. Bệnh vảy nến tuy không lây nhiễm nhưng làm mất vẻ thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh đồng thời làm sa sút tinh thần và giảm chất lượng cuộc sống. Để đối phó với bệnh vảy nến, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Tránh căng thẳng, lo âu, suy nguy nghĩ nhiều;
  • Tránh cào cấu, kì cọ hay bóc da khiến các vết thương ở vùng da vảy nến bị nhiễm trùng;
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học có tính bazơ cao như xà phòng, vôi, nước tẩy rửa,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng một sô loại thuốc liều cao, đặc biệt là các loại thuốc dùng để bôi ngoài da vì chúng ảnh hưởng trực tiếp lên các vết thương vảy nến;
  • Không để cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhất là ở vùng tai, mũi, họng;
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì có thể làm ức chế tác dụng của thuốc điều trị.

Yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến1Lối sống lạc quan là cách phòng bệnh vảy nến tốt nhất

Quan trọng nhất, người bệnh luôn phải cố gắng luyện tập thể dục, giữ cuộc sống lạc quan và suy nghĩ tích cực về căn bệnh vì y học hiện nay rất tiến bộ, các chuyên gia y tế vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra các phương pháp chữa trị tốt nhất căn bệnh này. Điều quan trọng là người bệnh nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm