Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những thông tin về bệnh vảy nến và cách điều trị dứt điểm bệnh này là điều quan tâm của rất nhiều người bị làm phiền bởi căn bệnh ngoài da này. Biểu hiện của
Khi bị vảy nến trên da xuất hiện những lớp vẩy như vảy cá, màu đỏ gây tổn thương da
– Trên da xuất hiện những lớp vẩy như vảy cá, màu đỏ gây tổn thương da. Phổ biến nhất là ở lòng bàn tay hoặc chân. Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ có ảnh hưởng và liên quan tới các khớp
– Các tế bào da chết dày lên có màu trắng, những nốt vảy da gây ngứa, chúng ngày càng phát triển lan rộng. Ẩn dưới lớp vảy có màu hồng, những mảng này có thể khởi phát với diện tích nhỏ và lan rộng dần thành những mảng lớn hơn
Người mắc bệnh vẩy nến thường không ngứa. Nhưng cũng có một số trường hợp có thể bị ngứa hay bỏng rát. Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài tổn thương ở da, một số người bị bệnh vảy nến da đầu hay loại bệnh vảy nến và cách điều trị có thể bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, đổi màu vàng nâu, móng dày hoặc bị hư toàn bộ móng.
Nguyên nhân thật sự của vẩy nến vẫn chưa rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy vẩy nến có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vẩy nến. Các yếu tố đó gồm:
– Chấn thương: vẩy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.
– Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vẩy nến giọt (một dạng vẩy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến hiện mắc. Nhiễm HIV cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây khởi phát vẩy nến giọt
– Stress: buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress thường dễ làm bùng phát và nặng thêm bệnh vẩy nến.
– Thuốc: một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến như thuốc điều trị cao huyết áp (ức chế men chuyển, beta-blocker), kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin), lithium, một số kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone và corticosteroid.
– Rượu và thuốc lá: làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
– Thời tiết: thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vẩy nến. Thời tiết nắng, nóng và ẩm thường làm giảm nhẹ bệnh. Tuy nhiên, một số người thường bùng phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng (vẩy nến nhạy cảm ánh sáng). Vì thế tìm hiểu về bệnh vảy nến và cách điều trị là việc làm vô cùng cần thiết.
– Tại chỗ: thường được sử dụng trong những hợp vẩy nên nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với những phương pháp khác. Có rất nhiều loại thuốc thoa tại chỗ có thể sử dụng trong cách chữa bệnh vẩy nến hiện nay nhưng đều cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da, gồm: corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic.
– Toàn thân: những thuốc này thường được chỉ định trong những trường hợp vẩy nến nặng, cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, gồm: cyclosporine, methotrexate, retinoid và sulfasalazine.
Có một số thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp vẩy nến nặng
– Thuốc sinh học: đây là nhóm thuốc mới có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh. Tuy nhiên, những thuốc rất đắt tiền và hiện chưa có tại nước ta.
– Quang trị liệu: đây được coi là cách điều trị bệnh vảy nến mới nhất khi sử dụng tia sáng để điều trị vẩy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Các tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào qua đó phá hủy toàn bộ tế bào.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.