Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

12 nguyên nhân bị vảy nến

Ngày 13/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vảy nến có thể gây ra nhiều phiền toái và tự ti cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu 12 nguyên nhân bị vảy nến và cách kiểm soát triệu chứng bệnh trong nội dung bài viết đưới đây nhé!

Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính gây ra sự phát triển quá nhanh của các tế bào da, dẫn đến hình thành các mảng da dày, đỏ và có vảy bạc. Mặc dù nguyên nhân chính xác của vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố kích hoạt từ môi trường.

Nguyên nhân bị vảy nến do hệ thống miễn dịch

Bệnh vảy nến được xem là một bệnh tự miễn dịch. Trong cơ thể bình thường, hệ thống miễn dịch được triển khai để bảo vệ chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vảy nến, hệ thống miễn dịch bị lệch lạc, khiến các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.

12-nguyen-nhan-bi-vay-nen-1 1.jpg
Bệnh vảy nến được xem là một bệnh tự miễn dịch

Cuộc tấn công này làm kích hoạt quá trình sản xuất tế bào da mới diễn ra quá nhanh, so với tốc độ bình thường. Thay vì mỗi 10 - 30 ngày một lần, các tế bào da mới được tạo ra chỉ sau 3 - 4 ngày. Sự tích tụ này tạo ra các mảng vẩy bạc trên da.

Ngoài ra, việc các tế bào lympho T tấn công vào các tế bào da cũng làm cho da bị viêm và đỏ.

Nguyên nhân bị vảy nến do yếu tố di truyền

Bệnh vảy nến có yếu tố di truyền, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bệnh thường có xu hướng được truyền qua các thế hệ. Ví dụ, nếu trong gia đình có người bị bệnh vảy nến, thì có nguy cơ cao hơn cho các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai mang gen di truyền của bệnh vảy nến đều sẽ phát triển bệnh.

Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể bỏ qua một thế hệ. Ví dụ, nếu ông nội mắc bệnh, thì có thể cháu trai sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh. Tóm lại, có thành viên trong gia đình mắc bệnh vảy nến tăng nguy cơ cho các thế hệ tiếp theo.

Nguyên nhân bị vảy nến do các yếu tố liên quan đến thực phẩm:

Hiện nay, mối liên quan giữa bệnh vảy nến và thực phẩm vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ, có một số thực phẩm mà những người mắc bệnh vảy nến nên hạn chế hoặc tránh:

  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể, nhưng sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng cho một số người mắc bệnh vảy nến.
  • Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây như cam, quýt cũng có thể gây ra phản ứng kích ứng da ở một số người mắc bệnh vảy nến.
  • Thực phẩm chứa gluten: Gluten là một protein có trong lúa mạch, lúa mì, và lúa gạo. Mặc dù không phải tất cả mọi người mắc bệnh vảy nến đều phản ứng với gluten, nhưng một số người có thể thấy cải thiện khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Các loại thực phẩm như đồ ăn vặt và đồ chiên rán, có chứa nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
12-nguyen-nhan-bi-vay-nen-1 2.jpg
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến do căng thẳng

Căng thẳng kéo dài và bệnh vảy nến thường đi đôi với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng quá mức hoặc căng thẳng không kiểm soát được có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh vảy nến. Để giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự bùng phát của bệnh vảy nến, việc học cách giảm căng thẳng là rất quan trọng. Yoga và thiền là những phương pháp thể dục rất hữu ích trong việc giảm căng thẳng.

Bệnh vảy nến do tiêu thụ rượu bia

Rượu bia có thể là một yếu tố kích hoạt gây ra bệnh vảy nến. Một nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women ở bang Massachusetts, Mỹ, đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ bia với nồng độ cồn cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bạn tiêu thụ 2 - 3 ly bia mỗi tuần.

Do đó, giảm tiêu thụ rượu bia là một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe da và tổng thể. Hãy thảo luận với chuyên gia của bạn để lập kế hoạch giảm tiêu thụ rượu và thực hiện nó một cách hiệu quả.

Bệnh vảy nến do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời

Mặc dù ánh nắng mặt trời có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến ở một số người, nhưng đối với một số người khác, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Da cháy nắng có thể kích thích sự phát triển của bệnh vảy nến. Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng là rất quan trọng. Hãy luôn mang theo mũ rộng vành, áo dài tay, và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời.

12-nguyen-nhan-bi-vay-nen-1 3.jpg
Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời

Bệnh vảy nến do béo phì

Béo phì và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, đồng thời cũng làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu được công bố trong JAMA Dermatology vào tháng 7 năm 2013 đã chỉ ra rằng việc thực hiện một chế độ ăn ít calorie có thể cải thiện triệu chứng của bệnh.

Do đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập thể dục đều đặn và duy trì một chế độ ăn uống cân đối là rất quan trọng trong việc quản lý cân nặng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến do tác động của thời tiết lạnh và khô

Khí hậu lạnh và hanh khô có thể làm giảm độ ẩm của da đáng kể, làm cho da trở nên khô ráp và dễ kích ứng. Điều này cũng là một yếu tố kích hoạt cho sự phát triển của bệnh vảy nến. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị sưởi khi thời tiết quá lạnh cũng có thể làm cho da trở nên khô hơn, gây ra vảy nến. Để giảm bớt tác động của thời tiết lạnh và khô lên da, hãy duy trì độ ẩm cho da và nếu có thể, hãy sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm trong không gian sống của bạn.

Bệnh vảy nến do hút thuốc lá

Nếu bạn mắc bệnh vảy nến, hãy cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến mà còn làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác cũng có thể gây ra những tác động tương tự. Vì vậy, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và tránh những nơi có người hút thuốc lá.

Nguyên nhân bị vảy nến do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống cao huyết áp thuộc nhóm thuốc chẹn beta, thuốc steroid và thuốc chống sốt rét. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh vảy nến hoặc có nguy cơ mắc bệnh này và đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này.

12-nguyen-nhan-bi-vay-nen-1 4.jpg
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Nguyên nhân bị vảy nến do nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng do vi khuẩn Streptococcus, nhiễm nấm Candida albicans và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây ra sự bùng phát của bệnh vảy nến. Khi mắc phải các bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động quá mức để chống lại nhiễm trùng, điều này có thể khiến da bị tấn công và gây ra vảy nến hoặc làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân bị vảy nến do tổn thương da

Nếu da của bạn từng bị tổn thương (ví dụ như vết cắn, vết cắt, hoặc vết trầy xước), bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của vảy nến xuất hiện gần khu vực da bị tổn thương. Các tổn thương này có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày như cạo râu, nấu ăn, hoặc tập thể dục. Khi thực hiện các hoạt động này, hãy đảm bảo bạn sử dụng biện pháp bảo vệ như đeo găng tay và sử dụng dụng cụ bảo hộ.

Nguyên nhân bị vảy nến do mắc các rối loạn tự miễn khác

Mắc các rối loạn tự miễn khác như HIV hoặc viêm khớp dạng thấp cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

Vảy nến là một căn bệnh không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nếu bạn mắc bệnh vảy nến, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân bị vảy nến và phương pháp điều trị phù hợp và giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin