Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bị cận thị khi nào cần đeo kính?

Ngày 16/03/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị cận thị khi nào đeo kính? Độ cận bao nhiêu thì đeo kính. Giới thiệu các loại kính cận. Mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Với những người có tật khúc xạ ở mắt như cận thị thì việc đeo kính là giải pháp giúp họ có thể nhìn rõ vật ở xa. Tuy nhiên khi nào bị cận mới cần phải đeo kính? Bị cận thì nên đeo kính gì? Mời các bạn tìm hiểu qua những chia sẻ sau.

Tìm hiểu về độ cận thị

Độ cận thị là thông số cho biết mức độ cận. Căn cứ vào độ cận thị để bác sĩ nhãn khoa có thể đánh giá được độ nặng nhẹ của bệnh nhân, từ đó đưa ra biện pháp cải thiện thị lực phù hợp. Để đo độ cận thị, người ta sử dụng đơn vị đo là Diop.

Diop là đơn vị đo độ cong của kính mắt được kí hiệu là D. Với những người bị cận, độ cận được ghi thành -D. Ví dụ -1D, -2D, -3.5D tức là cận 1 độ, 2 độ, 3.5 độ. Giá trị D càng lớn thì người cận càng nặng, độ dày kính cận cũng càng tăng.

Bị cận thị khi nào cần đeo kính? 1

Độ cận thị để đánh giá mức độ cận của mắt.

Về bản chất, Diop được tính theo công thức 1/F (trong đó F là tiêu cự của mắt). Tiêu cự cho biết khoảng cách gần nhất mà bạn có thể nhìn rõ vật. Ví dụ như bạn nhìn rõ vật trong 1m thì Diop là 1, nhĩn rõ trong 0.5m thì Diop là 2. Bởi vậy giá trị D càng tăng chứng minh bạn cận càng nặng.

Với người cận có chỉ số Diop trên kính nhỏ hơn -6.0D cho thấy cận thị đang ở mức độ nặng. Nếu cận thị vẫn tiến triển độ tăng 0.5 đến 1.0 độ mỗi năm thì có nguy cơ cao sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bong rách võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Bị cận khi nào cần đeo kính?

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc cận bao nhiêu độ thì mới cần đeo kính. Mặc dù biết rằng đeo kính giúp hỗ trợ tầm nhìn tốt, song những người có độ cận nhẹ thì việc đeo kính liên tục là không cần thiết.

  • Với người có độ cận thị nhẹ, D<=0.5 thì việc đeo kính là không cần thiết. Thông qua những bài tập luyện mắt, thay đổi chế độ sống khoa học cùng chế độ ăn giàu dưỡng chất có lợi cho mắt sẽ giúp bạn cải thiện thị lực. Tuy nhiên quá trình này cần sự kiên trì của người cận thị nhẹ.
  • Với những người cận thị có 0.5< D<=2 thì nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.
  • Với người cận thị có D>2 thì việc đeo kính khi học tập và làm việc là điều bắt buộc.

Tùy theo tính chất công việc mà mỗi người có nhu cầu đeo kính khác nhau. Tuy nhiên sau khoảng 1-2 tiếng đeo kính, bạn nên thực hiện mát xa mắt 3-5 phút để mắt có thể nghỉ ngơi.

Bị cận thị khi nào cần đeo kính? 2

Bị cận nên đeo kính loại gì?

Nên đeo kích cận loại gì?

Ngoài loại kính cận gọng phổ biến thì hiện nay có nhiều loại kính cận khác được thiết kế phù hợp với từng hoạt động của cuộc sống. Tuy nhiên khi chọn loại kính cận, cần căn cứ vào một số tiêu chi sau:

  • Độ cận phù hợp với mắt.
  • Chất lượng mắt kính phải tốt.
  • Kính cận phù hợp với nhu cầu công việc và sinh hoạt.

Kính gọng cận thị

Kính gọng là phương pháp chi phí rẻ và tiện dụng nhất để cải thiện tầm nhìn ở người có bệnh cận thị nói riêng và người mang tật khúc xạ mắt nói chung. Kính gọng giúp giác mạc không cần chạm trực tiếp vào mắt kính, tránh được sự khó chịu và nguy cơ nhiễm trùng.

So với loại kính khác như kính áp tròng, ngoài chi phí thấp hơn, kính gọng cận còn có thời gian sử dụng lâu hơn. Thông thường người ta chỉ thay mắt kính khi tăng độ, vỡ hay thay gọng kính khi bị gãy. Bên cạnh đó, kính gọng cũng dễ dàng bảo quản và vệ sinh hơn.

Kính áp tròng

Kính áp tròng là loại kính mỏng, nhỏ, được sử dụng bằng cách đeo sát lên mắt, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, giúp người cận nhìn rõ vật ở xa hơn. Kính có 2 loại là kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng.

  • Kính áp tròng mềm: Có thời hạn sử dụng ngắn như 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng để phục vụ như cầu tạm thời của mọi người.
  • Kính áp tròng cứng: Dành cho những người có độ cận cao hơn, và có thời gian sử dụng dài hơn.

Ưu điểm nổi bật của kính áp tròng chính là làm tăng tính thẩm mỹ cho người dùng, hỗ trợ chỉnh tật khúc xạ mắt. Tuy nhiên việc tháo lắp và bảo quản phức tạp hơn so với kính cận gọng.

Bị cận thị khi nào cần đeo kính? 3

Bị cận có nên đeo kính áp tròng.

Kính cận râm

Với những người muốn lựa chọn kính cận râm để đi ra ngoài trời thì có thể lựa chọn 1 trong 3 loại kính là kính râm cận, kính clip -on, kính đổi màu.

  • Kính râm cận bản chất là kính râm nhưng có độ cận. Mắt kính cận được phủ hoặc nhuộm lớp màu sắc lên bề mặt.
  • Kính clip-on: Gồm có mắt kính cận được lắp bên ngoài bởi lớp kính cận râm.
  • Kính đổi màu: Là kính cận râm khi đi ngoài trời nắng nhưng khi đi vào chỗ mát sẽ chuyển lại màu trong suốt. Thời gian đổi màu mất khoảng 30 giây và tầm sau 3 - 5 phút thì kính sẽ trở lên trong suốt.

Kính cận bơi

Kính cận thị bơi là loại kính thiết kế dành riêng cho người cận thị khi tham gia hoạt động bơi lội. Ngoài việc bảo đảm sự an toàn của mắt, kính cận bơi cũng có tác dụng như nhiều loại kính cận khác là để cải thiện tầm nhìn.

Về thiết kế kính cận bơi trông không khác gì kính bơi thông thường. Kính cũng có khoảng độ cận lớn, rải đều từ 0.5 độ cho đến 10 độ, chia theo nấc 0.5 độ, phù hợp với đại đa số người cận.

Kính bảo hộ cận thị

Kính bảo hộ cận thị hiện nay có nhiều loại trên thị trường với chất liệu và mức giá khác nhau. Thiết kế như của kính như các kính bảo hộ mắt thông thường với tròng cận thị thường là tròng Polycarbonate. Đây là dòng kính phù hợp cho người cận thị đang làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm như làm việc ở công trường, nhà máy khai thác khoáng sản,...

Người cận thị cần đeo kính khi tham gia hoạt động học tập và làm việc. Có nhiều loại kính cận có thể lựa chọn như kính gọng, kính áp tròng... Tuy nhiên dù chọn loại kính cận nào thì bạn vẫn nên chọn loại mắt kính tốt để bảo vệ đôi mắt của mình.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:tật về mắt