Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Cận thị

Mắt cận thị: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng ngừa và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Cận thị, hay myopia, là một lỗi khúc xạ mắt khiến hình ảnh tập trung trước võng mạc chứ không phải trên võng mạc. Điều này khiến người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật thể gần nhưng nhìn mờ các vật thể xa. Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học và thanh thiếu niên, trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cận thị

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, phổ biến ở người trẻ tuổi. Khi bị cận thị, thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc. Cận thị làm giảm khả năng nhìn và phân biệt chi tiết các vật thể ở xa, gây khó khăn, cản trở việc học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Theo mức độ cận, cận thị được chia thành 3 loại như sau:

  • Cận thị mức độ nhẹ: Dưới -3,00 Diop;
  • Cận thị mức độ trung bình: -3,00 Diop đến -6,00 Diop;
  • Cận thị mức độ nặng: -6,00 Diop trở lên và còn được gọi là bệnh cận thị.

Triệu chứng cận thị

Những dấu hiệu và triệu chứng của cận thị

Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn và phân biệt các vật thể ở xa; cần phải nheo mắt, căng mắt mới có thể thấy rõ. Nhưng đối với các vật ở gần như đọc sách, sử dụng máy tính, xem điện thoại thì vẫn có thể thấy bình thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt
Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt

Nguyên nhân cận thị

Di truyền: Cha mẹ cận thị thì con cái cũng có nguy cơ mắc cận thị. Đặc điểm của cận thị do di truyền thường là độ cận cao và tăng nhanh ngay cả khi đã trưởng thành, có nhiều biến chứng nguy hiểm và nếu được điều trị thì khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân thường kém.

Mắc phải: Nhãn cầu ở trẻ em từ 10 - 16 đang trong quá trình phát triển, nếu nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt phải thường xuyên điều tiết và không được nghỉ ngơi hợp lý dễ dẫn đến tình trạng cận thị. Cận thị mắc phải thường có độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, đến tuổi trưởng thành thì độ cận thường ổn định và ít bị biến chứng so với cận thị di truyền.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cận thị

Nhìn xa không rõ có phải do cận thị không?

Nhìn xa không rõ có thể là dấu hiệu của cận thị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do các vấn đề khác như:

  • Loạn thị.
  • Lão thị.
  • Các bệnh lý võng mạc hoặc thần kinh thị giác.

Cận thị có gây đau đầu không?

Những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ cận thị ở trẻ là gì?

Cận thị có cần phải đeo kính suốt đời không?

Nên làm gì để không bị tăng độ cận thị?

Hỏi đáp (0 bình luận)