Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng được phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên trong quá trình chơi đùa với chó, ta không thể tránh khỏi việc bị chó cắn. Chó đã được tiêm ngừa đầy đủ hoặc chưa thì rất khó để biết nếu đó không phải chó của mình. Vậy bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?
Chó cắn có thể là một trong những nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm. Căn bệnh mà con người có thể mắc phải sau khi bị chó cắn là uốn ván hoặc bệnh dại.
Chính vì thế, không ít người đã đặt ra câu hỏi: "Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?". Có cần thiết phải đi tiêm không?
Uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng. Bệnh này do độc tố tetanospasmin, tiết ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh uốn ván thường xuất hiện ở các vùng nông thôn và đặc biệt phổ biến ở những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh uốn ván trong các nước này.
Thường bệnh uốn ván phát triển sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai hoặc sinh đẻ. Khi bị nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là trong trường hợp uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong có thể lên đến hơn 95%.
Vi khuẩn này phát triển tại vùng vết thương trong điều kiện ít oxi hóa, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công hệ thần kinh, gây co cứng cơ và các cơn co giật. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 đến 21 ngày, sau đó các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện. Tử vong thường xảy ra do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Trước khi tìm hiểu về việc bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không, chúng ta cần biết một số trường hợp có thể xảy ra sau khi bị cắn. Bị chó cắn có thể gây ra nguy hiểm không chỉ về mặt thương tích vật lý, mà còn về khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm từ chó sang con người. Dưới đây là một số trường hợp có khả năng xảy ra khi bị chó cắn:
Tiêm ngừa uốn ván là quá trình tiêm vào cơ thể một liều vắc xin chứa vi khuẩn uốn ván đã được xử lý hóa học. Mục tiêu của việc này là kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại vi khuẩn Poliovirus gây ra bệnh uốn ván. Việc tiêm ngừa uốn ván giúp cơ thể phát triển khả năng tự bảo vệ khỏi bệnh, giảm nguy cơ mắc uốn ván và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Khi bị động vật cắn và có chảy máu, việc xử trí vết cắn cùng với việc tiêm phòng dại (dù đã tiêm phòng dại cho chó) và tiêm vaccine uốn ván phụ thuộc vào việc đã tiêm vaccine uốn ván như thế nào. Nếu đã tiêm đủ các liều vaccine phòng uốn ván vào các tháng 2, 3, 4 và 18, và đã được nhắc lại tiêm vaccine uốn ván khi 4 - 6 tuổi, thì việc tiêm vaccine uốn ván không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đã tiêm vắc xin lần cuối cách đây hơn năm năm thì nên tiêm để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.
Sau khi bị chó cắn, bạn cần thực hiện một số bước xử lý cơ bản để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn:
Thông qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu hy vọng có thể đưa ra cho bạn được lời khuyên về việc bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không. Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có được hướng xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...