Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị dị ứng khăn giấy ướt phải làm sao?

Ngày 02/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sử dụng khăn giấy ướt đã trở thành thói quen của nhiều người bởi sự tiện dụng và cảm giác mềm mại khi sử dụng để làm sạch. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị dị ứng khăn giấy ướt khi sử dụng. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

Khăn giấy ướt ngày càng được sử dụng phổ biến bởi không chỉ tiện lợi mà còn làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số người dùng dễ bị dị ứng với khăn giấy ướt. Khi bị dị ứng, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ gây khó chịu cho người dùng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc vùng da bị dị ứng khăn ướt, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân bị dị ứng khi sử dụng khăn giấy ướt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến dị ứng khi sử dụng khăn giấy ướt. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do người dùng mua phải sản phẩm khăn giấy ướt kém chất lượng. Thông thường, khăn giấy ướt có cấu trúc nhiều lớp khăn xếp chồng lên nhau trong điều kiện độ ẩm cao. Đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Bị dị ứng khăn giấy ướt phải làm sao? 3
Các hương liệu này có thể gây kích ứng và dị ứng da đối với một số người

Hầu hết các loại khăn giấy ướt được bày bán trên thị trường đều có thời hạn sử dụng khoảng 18 tháng. Vì vậy, các nhà sản xuất phải sử dụng cồn và các chất kháng vi khuẩn sinh sôi để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi mua phải sản phẩm kém chất lượng từ các nhà sản xuất không đáng tin cậy, các chất hóa học có thể bị làm giảm hiệu quả hoặc sử dụng với nồng độ quá cao, gây hại cho sức khỏe và làn da của bạn.

Một số các chất và trường hợp có thể gây dị ứng khi sử dụng khăn giấy ướt như:

  • Hương liệu và phụ gia hóa học: Khăn giấy ướt thường được gia công với các hương liệu nhằm mang lại mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, các hương liệu này có thể gây kích ứng và dị ứng da đối với một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm.
  • Chất bảo quản và chất tạo màu: Một số khăn giấy ướt chứa chất bảo quản như methylisothiazolinone (MI) hoặc methylchloroisothiazolinone (MCI), cũng như các chất tạo màu nhân tạo. Những chất này có thể gây dị ứng, kích ứng và mẩn đỏ.
  • Tiếp xúc lâu dài: Sử dụng khăn giấy ướt liên tục và tiếp xúc lâu dài có thể tạo điều kiện cho dị ứng phát triển. Da tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong khăn giấy ướt trong một khoảng thời gian dài có thể gây kích ứng và dị ứng da.
  • Da nhạy cảm: Một số người có da nhạy cảm hơn so với người khác. Da nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các chất gây dị ứng như hương liệu, chất bảo quản và chất tạo màu có mặt trong khăn giấy ướt.

Triệu chứng khi bị dị ứng khăn giấy ướt

Khi bị dị ứng khăn giấy ướt, da sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Dưới đây là một số những dấu hiệu nhận biết khi da bị dị ứng như:

  • Da bị kích ứng: Khi bị dị ứng, da có thể xuất hiện tình trạng nổi vẩy, nổi mẩn ngứa, dị ứng, viêm nhiễm và nhiều biểu hiện khác.
  • Da bị lão hóa: Sản phẩm khăn giấy ướt thường có chứa nồng độ cồn cao, khi sử dụng sẽ gây mất nước tự nhiên của da, làm da khô ráp và lão hóa nhanh.
  • Tổn thương vùng da mắt: Vùng da quanh mắt thường nhạy cảm và dễ bị kích ứng, do đó, khi dị ứng với khăn giấy ướt, vùng da này có thể đau nhức và trở nên cảm giác nhạy cảm hơn.
  • Da bị tổn thương: Sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh có thể làm cho da trở nên mỏng hơn và dễ bị tổn thương.
Bị dị ứng khăn giấy ướt phải làm sao? 2
Da sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm khi bị dị ứng khăn giấy ướt

Cách chăm sóc da khi bị dị ứng khăn giấy ướt

Làn da khi bị dị ứng với khăn giấy ướt sẽ rất nhạy cảm và gây không ít khó chịu cho người dùng. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da. Dưới đây là một số cách chăm sóc da sau khi gặp tình trạng dị ứng với khăn giấy ướt như:

Ngừng sử dụng khăn giấy ướt gây dị ứng

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy ngừng sử dụng khăn giấy ướt mà bạn nghi ngờ gây dị ứng cho da. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm khác có thành phần an toàn và không gây kích ứng như khăn giấy mềm, bông hoặc nước tẩy trang dùng cho da nhạy cảm.

Rửa sạch da

Rửa mặt và vùng da bị dị ứng bằng nước ấm và xà phòng. Nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm. Tránh sử dụng xà phòng có chứa sodium lauryl sulfate, hương liệu hoặc các chất gây dị ứng khác.

Bị dị ứng khăn giấy ướt phải làm sao? 1
Rửa mặt và vùng da bị dị ứng bằng nước ấm và xà phòng

Khi rửa mặt, hãy sử dụng lòng bàn tay hoặc một khăn mềm để massage nhẹ nhàng lên da mặt, tránh cọ da mạnh vì điều này sẽ gây tổn thương da và tăng nguy cơ kích ứng.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ

Bạn có thể tăng sức đề kháng cho da và hạn chế kích ứng bằng cách dưỡng da và chăm sóc da với các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ. Nên ưu tiên chọn sản phẩm có chứa thành phần hyaluronic acid, propylene glycol và glycerin để giúp duy trì độ ẩm cho da.

Tránh chọn những loại kem dưỡng có chứa chất gây dị ứng như hương liệu, chất bảo quản và chất tạo màu. Chú trọng vào việc duy trì độ ẩm cho da để ngăn ngừa khô da.

Tránh cọ xát và gãi ngứa ở vùng da bị dị ứng

Khi da bị dị ứng khăn giấy ướt hoặc bất kỳ dị ứng nào khiến da bị nổi mẩn ngứa, cần lưu ý tránh gãi hoặc cọ da quá mạnh. Điều này không chỉ khiến vùng da không giảm ngứa mà có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một bông cotton mềm hoặc khăn mềm để thấm nước lạnh và đắp lên vùng da kích ứng. Lưu ý, cần phải vắt khăn sao cho độ ẩm vừa đủ để không bị chảy ra vùng da xung quanh.

Giữ cho da luôn được khô thoáng, sạch sẽ

Đối với làn da bị dị ứng khăn giấy ướt, mồ hôi và sự nóng bức sẽ dễ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, cần phải chú ý đến việc làm sạch cơ thể khi bị đổ mồ hôi. Bởi mồ hôi sẽ khiến da mất độ ẩm và còn để lại muối trên da, khiến da dễ bị kích ứng và phát ban.

Tư vấn từ bác sĩ da liễu

Nếu triệu chứng dị ứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu. Họ có thể đưa ra đánh giá chính xác và đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau như thuốc uống hoặc thuốc bôi dùng để giảm triệu chứng dị ứng.

Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chăm sóc da khi bị dị ứng khăn ướt. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc da khi bị dị ứng. Đồng thời, tránh xa các sản phẩm kém chất lượng và mua hàng từ những nhà sản xuất uy tín để đảm bảo an toàn cho da nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm