Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị nhiễm nấm candida có tự khỏi không hay liệu có phương pháp điều trị nào để khỏi nấm Candida? Đây là những băn khoăn và thắc mắc của nhiều người khi bị nhiễm loại vi khuẩn nấm candida.
Vậy hãy tham khảo thêm các thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nấm candida có thể tự khỏi không và từ đó tìm phương pháp điều trị bạn nhé.
Nấm candida là loại vi khuẩn gây bệnh ở cả nam và nữ giới. Loại nấm này thường xuất hiện ở trên da, vùng niêm mạc miệng và ở bộ phận sinh dục người bệnh.
Nguyên nhân bị nhiễm nấm candida ở bộ phận sinh dục có thể là do:
Một số triệu chứng bất thường khi bị nhiễm nấm candida ở vùng kín bao gồm:
Nấm candida thường xuất hiện ở trên da, vùng niêm mạc miệng và ở bộ phận sinh dục
Đối với những người bị nhiễm nấm candida thì một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất là nấm candida có tự khỏi không? Theo các chuyên gia, nấm candida sẽ không thể tự khỏi được nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp hoặc chữa trị nào. Thậm chí loại nấm candida này còn rất dễ tái phát và tốc độ lây lan nhanh đến các bộ phận khác nếu không được chữa trị đúng đắn.
Một số ảnh hưởng của loại nấm đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh như:
Nấm candida có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy ở vùng kín của người bệnh. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy bất tiện, phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, khiến cho bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin khi gặp gỡ với mọi người xung quanh.
Khi bị nhiễm nấm candida ở bộ phận sinh dục sẽ khiến cho người bệnh đau rát khó chịu khi quan hệ tình dục, làm cho cuộc yêu bị gián đoạn, mất hứng thú. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không khỏi sẽ khiến cho họ cảm thấy ngại và sợ quan hệ tình dục, dẫn đến tần suất quan hệ suy giảm, ảnh hưởng đến mối quan hệ và tình cảm 2 người.
Khi bị nhiễm nấm candida ở bộ phận sinh dục sẽ khiến cho người bệnh đau rát khi quan hệ
Đối với người bị nhiễm nấm candida, nếu không có phương pháp điều trị can thiệp thì tình trạng sẽ càng ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể lây lan đến các bộ phận sinh dục khác và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới và viêm nhiễm nam khoa ở nam giới.
Khi phụ nữ bị nhiễm loại nấm này ở vùng âm đạo sẽ khiến mất cân bằng môi trường âm đạo, nồng độ axit cao. Khi quan hệ, nếu gặp tinh trùng bơi vào sẽ dễ bị tiêu diệt nên rất khó để gặp trứng và thụ tinh, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể lây lan đến các bộ phận sinh dục khác làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm nấm candida ở vùng kín, nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến vi khuẩn nấm lây lan đến nước ối, tăng nguy cơ nhiễm trùng ối dẫn đến sảy thai, sinh non,...
Bị nhiễm nấm candida ở vùng kín làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối dẫn đến sảy thai
Nấm Candida gây triệu chứng viêm ngứa khó chịu, các bệnh nhân có thể triệt nấm bằng cách sử dụng thuốc. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh được kiểm soát triệt để và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Ở phụ nữ, nấm âm đạo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hành trình làm mẹ. Việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này xảy ra.
Thông thường các loại thuốc được chỉ định để điều trị nấm chủ yếu là Clotrimazole (Clotrimazole, Canesten), Miconazole (Miconazole 100mg, Miconazole 2%), Nystatin (Nystatin Stada, Polygynax), Gentian 0,5%,… Đối với phụ nữ cần điều trị viêm âm đạo mà đã bị nhiễm nấm trước đó thì loại nhóm thuốc được chỉ định thường là Clotrimazole 100mg, Fluconazol 150mg, Econazole 150mg,…
Bên cạnh đó, bệnh do nấm Candida gây ra cũng rất dễ tái phát, vì thế người bệnh cần kiểm soát không để nấm gặp môi trường thuận lợi để sinh bệnh, nhất là trong môi trường ẩm ướt, tiểu đường, mang thai,...
Thông qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn trả lời câu hỏi “bị nhiễm nấm candida có tự khỏi không” cũng như các điều trị bệnh tương đối. Có thể thấy bệnh này rất dễ tái phát cho nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà phải tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ để bệnh được chấm dứt hoàn toàn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.