Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nắm vững kiến thức chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu sao cho khoa học và hợp lý sẽ giúp mẹ khởi động cả một thai kỳ khỏe mạnh phía sau.
Bởi giai đoạn này rất đặc biệt và quan trọng đối với sự hình thành của thai nhi nên mẹ cần biết những điều nên làm và tránh để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Dấu hiệu có thai
Đối với các mẹ mong muốn có thai thì phải luôn đảm bảo thời gian từ khi quan hệ đến khi có thai luôn được theo dõi sát sao. Nên sử dụng que thử thai cũng như chú ý các dấu hiệu để phát hiện thai kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động mạnh từ bên ngoài.
Việc phát hiện thai sớm sẽ giúp cho người mẹ chủ động hơn trong việc thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh như chạy, nhảy... sẽ dẫn tới động thai, rất nguy hiểm.
Các dấu hiệu mà các người mẹ có thể dựa vào là máu báo thai, tức là có ra máu nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều, có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường, có cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn.
Đặc biệt, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trễ kỳ kinh nguyệt và thi thoảng cũng có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn. Nếu có một trong những các dấu hiệu trên thì phụ nữ cần phải dùng que thử thai ngay.
Acid folic:
Acid folic hay vitamin B9 giúp giảm dị tật ống thần kinh xảy ra trong quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi. Mỗi ngày mẹ phải bổ sung 400IU Acid folic mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài chế độ ăn gồm những thực phẩm giàu Acid folic như cải bó xôi, súp lơ xanh thì mẹ còn có thể dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể lúc này.
Sắt:
Chúng ta biết rằng sắt sẽ tham gia vào quá trình tạo máu nuôi cơ thể. Do đó, khi thiếu sắt, cơ thể mẹ bị thiếu máu và không đảm bảo được viêc vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang phôi và thai nhi. Để không thiếu sắt trong 3 tháng đầu, mẹ nên ăn nhiều các loại thịt nạc như thịt thăn heo, thịt bò nạc, ức gà, các loại cá… Tuy nhiên, vì rau củ quả chứa chất sắt lại khó hấp thụ hơn sắt từ động vật nên mẹ muốn tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin C.
Canxi:
Ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ đã cần bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể để bé sẽ lớn rất nhanh nên nếu mẹ không có một chế độ ăn đủ canxi thì cơ thể sẽ phải dùng đến nguồn canxi dự trữ từ cơ thể để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Từ đó cơ thể mẹ bị rút canxi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ sau này.
Mẹ bầu 3 tháng đầu hãy tránh những thực phẩm sau vì chúng có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai:
Những dấu hiệu mang thai xuất hiện trong thời gian này như đau lưng, ợ nóng, đi tiểu nhiều, buồn nôn… có thể khiến mẹ bầu bị mất ngủ. Trong những cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, giấc ngủ là một phần quan trọng cần chú ý.
Để ngủ ngon vào buổi tối, mẹ nên tránh để cơ thể mệt mỏi, ăn một lượng thức ăn vừa phải vào buổi tối và lên giường sớm. Ngoài ra, một số mẹo giúp mẹ có giấc ngủ ngon trong 3 tháng đầu bao gồm:
Trong tất cả các yếu tố trên thì tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế người mẹ phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai mẹ nhé.
Thanh Hoa
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...