Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Người bệnh cần lưu ý gì khi tập?

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của vùng cổ và lưng, khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn. Để cải thiện bệnh tình, người bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Khi tập nên lưu ý điều gì?

Nhiều người bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thắc mắc liệu rằng bản thân có thể chạy xe đạp không? Môn thể thao này có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khiến bệnh tình của họ trở nặng hơn không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Đồng thời, tham khảo thêm một số lưu ý dành cho bệnh nhân khi tập xe đạp.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một từ chuyên ngành trong y khoa để biểu đạt tình trạng thoái hóa cơ xương khớp ở vị trí cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Thế nhưng, trong thời gian qua, thoái hóa cột sống đang dần có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân khiến bệnh tình ngày càng gặp nhiều ở người trẻ tuổi là do thói quen sống không lành mạnh, tư thế sinh hoạt không đúng, tính chất công việc, hoặc do chấn thương.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Người bệnh cần lưu ý gì khi tập 1 Thoái hóa cột sống là một từ chuyên ngành trong y khoa để biểu đạt tình trạng thoái hóa cơ xương khớp ở vị trí cột sống.

Khi bị thoái hóa cột sống, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đau nhức và căng cứng ở các vị trí như lưng, cổ, vai gáy vào sáng sớm. Tình trạng đau mỏi vai gáy nặng hơn sau khi thức dậy.
  • Cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu sốt, khó thở đi kèm với những cơn co thắt khó chịu ở dạ dày.
  • Vùng cột sống đau âm ỉ, cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn vận động, và nhẹ dần đi khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Chức năng hoạt động tay chân kém, dễ bị tê bì.
  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt hoặc đau nhức ở hai bên vai.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không?

Nhiều chuyên gia về sức khỏe cho biết, chạy xe đạp là một môn thể thao kết hợp giữa việc uốn cong thắt lưng lặp đi lặp lại với một tải trọng nén vừa phải. Vì thế, đây là lý do mà không ít người thắc mắc rằng bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc thực hiện bài tập đạp xe nhẹ nhàng để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải đạp xe đúng cách và lựa chọn chiếc xe đạp phù hợp với bản thân để tránh gây áp lực cho cột sống.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Người bệnh cần lưu ý gì khi tập 2 Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Bạn có thể chạy xe đạp để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cần phải thực hiện đúng cách và lựa chọn phương tiện phù hợp.

Thực tế, khi bạn đạp xe với nhịp điệu chậm rãi sẽ giúp cho các cơ xương khớp của cơ thể vận động ổn định. Bộ môn thể thao này ít gây ra các tác động xấu cho cột sống hơn những bài thể dục đối kháng như chạy bộ, đá banh, cầu lông, bóng chuyền,... Khi đạp xe, các khớp vẫn duy trì hoạt động, tránh cho trường hợp bị cứng khớp - một tình trạng thường xảy ra ở người bệnh thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, đối với một số bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng, khi đạp xe với tư thế nghiêng người về phía trước, họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, bệnh tình sẽ dần cải thiện tích cực.

Những lưu ý cho người bị thoái hóa cột sống khi tập chạy xe đạp

Để tránh gây áp lực và tác động lực nhiều lên phần cột sống, khi chạy xe đạp bạn nên ưu tiên chọn đi trên con đường bằng phẳng, ít ổ gà và mấp mô,... Nếu chọn nhầm phải con đường xấu, thì quá trình chạy xe đạp sẽ xóc nảy khiến ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị lệch. Người bệnh sẽ đau đớn và bệnh tình sẽ diễn biến nặng hơn.

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, khi chạy xe đạp, họ cần phải sử dụng thắt lưng để bảo vệ cột sống, đồng thời giảm áp lực cho vùng thắt lưng.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Người bệnh cần lưu ý gì khi tập 3 Khi chạy xe đạp bạn nên ưu tiên chọn đi trên con đường bằng phẳng, ít ổ gà và mấp mô,... để tránh xóc nảy sẽ gây áp lực cho cột sống, khiến bạn đau nhức hơn.

Khi đạp xe, bệnh nhân thoái hóa cột sống nên giữ nhịp điệu chậm rãi, từ từ, không nên chạy với cường độ nhanh. Ban đầu khi mới tập chạy, họ nên đi đoạn đường ngắn khoảng 1km đến 2km. Sau khi đã quen dần thì mới tăng độ dài quãng đường lên. Tư thế chạy xe đạp đúng là phần lưng giữ thẳng, không gồng mình hoặc gượng ép khó chịu. Tránh cúi đầu nhiều, lưng bị vẹo hoặc ngồi lệch một bên hông.

Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa cột sống?

Hạn chế ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế. Nếu bạn phải di chuyển đường dài thường xuyên, thì khi ngồi nên ngả ghế ra sau khoảng 15 độ để giảm áp lực cho cột sống.

Tập luyện các môn thể thao tốt cho cột sống như xe đạp, bơi lội, đi bộ, Yoga,... Có nhiều bài tập Yoga chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Tăng cường các thực phẩm giàu hoạt chất tốt cho cơ xương khớp như Canxi, Vitamin, chất xơ, acid béo lành mạnh,... Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất là một cách phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả.

Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, tinh thần thoải mái, tránh bị áp lực hoặc căng thẳng kéo dài.

Từ những thông tin hữu ích trong bài, hy vọng rằng đã giúp bạn có thể tự giải đáp cho thắc mắc "Bị thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không?". Tóm lại, đạp xe là một bộ môn thể thao tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Thế nhưng, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh cho mình về phác đồ điều trị dứt điểm bệnh.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Chống lão hóa