Khi mang thai, người mẹ thường rất nhạy cảm với những thay đổi của cơ thể. Sau quan hệ tình dục quanh thời điểm rụng trứng, khoảng sau 1 – 2 ngày, nếu thấy những biểu hiện mang thai tuần đầu dưới đây, có thể bạn đã có thai.
Tuần đầu tiên mang thai được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Chu kỳ kinh cuối cùng là những tuần đầu tiên của thai kỳ, dù vào lúc đó bạn thậm chí vẫn chưa thụ thai, chưa hề có bất kỳ triệu chứng nào của thai kỳ nhưng vẫn được tính là tuần đầu tiên. Vậy khi nào sẽ xuất hiện biểu hiện mang thai tuần đầu tiên?
Chậm kinh là biểu hiện mang thai tuần đầu
Khi trứng làm tổ trong tử cung thành công, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản sinh hormone HCG (hormon hướng sinh dục tiết ra từ nhau thai). Hormone này giúp cơ thể duy trì được thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu là người có cơ địa nhạy cảm, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì chỉ cần 1-2 ngày sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện sau khi thụ thai. Nhưng có nhiều người phải mất 7-9 ngày chậm kinh và phải thử que thử thai mới khẳng định việc có thai.
Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu mang thai, cách tốt nhất là bạn nên làm xét nghiệm để biết có thai hay không.
Khi bị chậm kinh bạn nên đi kiểm tra để chắc chắn mình có thai hay không?
Chảy máu nhẹ khi phôi thai làm tổ
Biểu hiện mang thai tuần đầu ở một vài thai phụ có thể là đau quặn bụng hay ra huyết trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sau một vài ngày thụ thai, trứng được thụ tinh, phôi nang sẽ di chuyển vào tử cung, bám vào lớp nội mạc tử cung và làm bạn chảy máu. Điều này khiến máu chảy ra ngoài âm đạo gọi là hiện tượng xuất huyết do phôi làm tổ hay còn được gọi là máu báo có thai, và rất hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt bình thường. Những dấu hiệu của chảy máu khi mang thai dưới đây là biểu hiện khi phôi làm tổ:
- Màu sắc: xuất hiện vết màu hồng hoặc hơi đỏ dưới đũng quần lót.
- Đau: cơn đau có thể nhẹ, trung bình hoặc trầm trọng. Theo một nghiên cứu trên 4.539 phụ nữ mang thai, 28% trong số đó bị rỉ máu và đau.
- Các cơn xuất huyết: thời gian xuất huyết do phôi làm tổ có thể kéo dài ít hơn 3 ngày và không cần điều trị nhưng cũng không nên chủ quan.
Đây là một trong những biểu hiện mang thai tuần đầu sớm nhất nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có dấu hiệu này.
Chuột rút là biểu hiện mang thai tuần đầu dễ bỏ qua
Hiện tượng bị chuột rút khi mang thai thường xảy ra giữa 6 − 12 ngày sau khi trứng thụ tinh. Hiện tượng chuột rút khi mang thai giai đoạn đầu thường giống như chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt mà một số chị em vẫn hay gặp. Thực tế hiện tượng này hay bị bỏ qua vì mẹ bầu lầm tưởng rằng do mình mệt mỏi nên mới bị chuột rút.
Xuất hiện nhiều khí hư
Sự xuất hiện của khí hư màu trắng hoặc trắng đục ở một số phụ nữ cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình đầu tiên của tuần đầu tiên mang thai do sự dày lên của thành âm đạo.
Đau ngực là dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết
Một dấu hiệu có thai sớm trong tuần đầu tiên nữa đó là sự thay đổi của tuyến vú. Sau khi thụ thai, sự thay đổi nhanh chóng các hormone trong cơ thể phụ nữ làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến bộ ngực trở nên đau nhức hoặc có cảm giác như sưng lên.
Ngoài ra, một số người còn cảm thấy ngực nặng hơn, và nhạy cảm khi chạm vào bạn sẽ thấy đau, phần xung quanh núm vú trở nên sẫm màu, thậm chí bầu ngực nổi rõ các mạch máu.
Nếu bầu ngực quá căng tức gây ra cảm giác khó chịu, bạn hãy mặc áo ngực rộng hơn một chút, massage nhẹ nhàng.
Đau ngực là biểu hiện mang thai tuần đầu tiên dễ nhận biết
Cảm giác mệt mỏi cũng là dấu hiệu mang thai
Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược sức khỏe không lý do kể từ sau khi thụ thai. Biểu hiện này liên quan tới mức độ tăng progesterone và những yếu tố khác bao gồm việc tăng sản xuất máu hoặc giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp. Ngoài ra, cơ thể mẹ mang thai cũng phải tạo ra nhiều máu để tập trung chất dinh dưỡng đến nuôi thai nhi, vì vậy mà các mẹ cũng dễ mệt mỏi hơn.
Những lưu ý khi có biểu hiện mang thai tuần đầu
Nếu bạn đã mang thai ở tuần đầu tiên thì cần lưu ý những điều sau đây để bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bổ sung axit folic khi có biểu hiện mang thai tuần đầu
Axit folic đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ngay trước khi mang thai 1 tháng và trong suốt thai kỳ sẽ giúp cho mẹ bầu tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở thai nhi khoảng từ 50-70%.
Một số loại thực phẩm giàu acid folic từ trái cây và rau củ như: đậu lăng, đậu pinto, đậu đen, rau bina và rau diếp, măng tây; bông cải xanh; đậu phộng, trái cây có múi như cam và bưởi; cà chua, bơ, ngũ cốc. Trong gan và nội tạng động vật cũng giàu axit folic nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn mỗi tuần 1 lần để tránh tình trạng thừa axit folic.
Mẹ cũng nên bổ sung axit folic ngay từ giai đoạn mang thai đầu tiên.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Khi mới mang thai, việc bạn lo lắng về sức khỏe của bé là một điều hết sức bình thường. Nếu bạn đang đi làm hàng ngày thì cần sắp xếp để cân bằng lại cuộc sống của mình và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Để thai nhi có sức khỏe tốt, trong giai đoạn đầu tiên này bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra hãy từ bỏ những thói quen xấu có thể làm tổn hại đến bé yêu cũng như sức khỏe bản thân như uống cafe, thức khuya…
Những biểu hiện mang thai tuần đầu tiên quả thật rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn đã và đang có ý định mang thai cần trang bị cho mình kiến thức về vấn đề này nhé!
Giang Na