Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bọc răng sứ nhai bị cộm là tình trạng không hiếm gặp. Hiện tượng này xảy ra thường xuất phát từ việc thực hiện sai kỹ thuật hoặc va chạm với vật cứng khi nhai hoặc không đảm bảo việc vệ sinh răng miệng.
Nếu bọc răng sứ nhai bị cộm sẽ gây cảm giác khó chịu trong việc ăn uống. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể khiến răng bị hô và vênh trở lại.
Bọc răng sứ có mục đích đầu tiên đó là cải thiện khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, nhiều người sau khi bọc răng lại có cảm giác khi nhai bị cấn hoặc bị cộm. Việc bọc răng sứ nhai bị cốm nếu để quá lâu có thể gây lệch khớp cắn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ:
Răng sứ sau khi bọc bị cộm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai mà còn gây phiền toái cho các sinh hoạt khác cũng như sức khỏe của bạn, cụ thể:
Ngoài việc bọc răng sứ nhai bị cộm, sau khi tiến hành chỉnh nha bằng phương pháp này, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện sau, cần đến gặp ngay nha sĩ để được kiểm tra.
Mùi hôi này có thể xuất phát từ việc răng sứ không sát khít với răng thật tạo ra các khoảng hở. Vì vậy, thức ăn dễ mắc vào tạo ra mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác đó là do keo dán nha khoa không đạt chuẩn gây mùi hôi cho hơi thở.
Răng sứ có đặc tính khá cứng chắc nên khó bị nứt, vỡ khi ăn uống. Tuy nhiên, nếu chỉ sau vài ngày bọc răng mà răng sứ đã bị nứt, vỡ chỉ qua quá trình ăn uống thì bạn nên gặp nha sĩ để kiểm tra. Điều này có thể đến từ việc răng sứ sử dụng kém chất lượng, pha lẫn tạp chất làm ảnh hưởng đến độ cứng của răng.
Quá trình mài răng bọc sứ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây chết tủy răng. Những chiếc răng thật một khi đã bị chết tủy sẽ gây đau nhức và dần dần mất đi cảm giác khiến răng theo thời gian bị lung lay và rụng khỏi hàm.
Nếu bạn gặp hiện tượng ngứa nướu, sưng viêm nướu nhẹ và hết sau vài ngày thì đó là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài lâu có thể do chiếc răng sứ bị đặt quá sát chân nướu khiến nướu chịu tác động và bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để có phương án điều trị phù hợp.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán, tùy vào nguyên nhân người bệnh bị cộm răng sứ, nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số cách khắc phục tình trạng này gồm:
Hy vọng những thông tin về tình trạng bọc răng sứ nhai bị cộm qua bài viết này, bạn sẽ có thể bình tĩnh để có hướng xử lý phù hợp nếu chẳng may gặp tình huống này.
Xem thêm: Răng nhiễm kháng sinh có tẩy được không?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.