Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mặc cảm ngoại hình (BDD) là gì?

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Rất ít phụ nữ ở cuộc sống hiện đại soi gương và thích những gì họ nhìn thấy, bởi sự ám ảnh về một vẻ đẹp lý tưởng hoá, những hình ảnh đã được chỉnh sửa thay vì việc con người thực sự nhìn sẽ như thế nào.

Nếu bạn thường xuyên bị ám ảnh và luôn cố gắng điều chỉnh một phần của cơ thể thì có thể bạn đã mắc chứng rối loạn biến đổi cơ thể.

Body Dysmorphia (BDD) là gì? 1 Phụ nữ hiện đại thường xuyên bị ám ảnh về cơ thể của bản thân.

Tổng quan về BDD

Rối loạn biến đổi cơ thể - BDD là tình trạng bị ám ảnh ảnh về cơ thể của bản thân, thường xuyên so sánh cơ thể mình với những hình ảnh được chỉnh sửa và sống dưới áp lực luôn muốn điều chỉnh một phần nào đó của cơ thể.

Theo Katharine Phillips - một bác sĩ tâm thần hàng đầu trong lĩnh vực BDD giải thích rằng BDD là một chứng khiến mọi người bận tâm với suy nghĩ rằng họ trông không bình thường theo một cách nào đó - rằng họ trông xấu xí, không hấp dẫn hoặc biến dạng. Đôi khi họ còn cảm thấy cực đoan và sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ để mô tả bản thân như “quái vật”, coi mình là “gớm ghiếc” dù cho thực tế trông họ hoàn toàn bình thường hoặc thậm chí là hấp dẫn đối với người khác.

Những người bị hội chứng này luôn nhìn thấy những khiếm khuyết trên cơ thể của bản thân dù cho những khiếm khuyết này không thực sự tồn tại, hoặc rất nhỏ và rất khó để người khác để ý thấy. Khi bạn nói chuyện với người bị BDD, họ sẽ chỉ ra những điều như hai bên mũi của họ không đều nhau, họ có một vết sẹo, gương mặt không cân đối. Dù cho thường thì trong mắt người khác khó có thể nhìn thấy khiếm khuyết này.

Việc quá bận tâm về ngoại hình gây ra những nỗi buồn đáng kể về mặt lâm sàng khiến bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, xấu hổ hoặc cảm thấy cuộc đời không đáng sống, sống khép kín, ngại giao tiếp và xuất hiện nơi đông người.

Phân biệt BDD và OCD

Mặc dụ có điểm tương đồng với rối loạn cưỡng chế (OCD), BDD được phân loại là rối loạn riêng biệt của riêng nó. BDD ảnh hưởng đến khoảng 2%-3% dân số- chủ yếu là phụ nữ. BDD phổ biến như rối loạn lượng cực tuy nhiên các nhà khoa học lại biết tương đối ít về sinh học đằng sau căn bệnh này và chỉ khoảng 15% những người mắc chứng BDD được chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu của BDD trùng OCD theo nhiều cách, quan trọng nhất vẫn là hai loại rối loạn này đều đặc trưng bởi những mối bận tâm và ám ảnh quá mức khó cưỡng lại hoặc khó kiểm soát.

Body Dysmorphia (BDD) là gì? 2 Người bị BDD thường xuyên ám ảnh về bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể mình.

Sự khác biệt chính của hai chứng rối loạn này đó là BDD tập trung vào những khiếm khuyết nhận thức được về ngoại hình, trong khi OCD có thể tập trung vào nhiều loại ám ảnh khác. Người BDD có nhiều khả năng suy nghĩ niềm tin của họ là đúng (ngoại hình tôi thực sự xấu); ngược lại thì người mắc chứng OCD có thể sợ rằng nếu họ không kiểm tra bếp 30 lần thì ngôi nhà sẽ bị cháy nhưng hầu hết không thực sự tin rằng ngôi nhà sẽ bị cháy.

Hơn nữa, BDD có liên quan đến trầm cảm, suy nghĩ và cố gắng tự tử, lạm dụng chất kích thích hơn OCD.

BDD trùng với OCD theo nhiều cách. Quan trọng nhất, cả hai chứng rối loạn này đều được đặc trưng bởi những mối bận tâm và ám ảnh quá mức khó cưỡng lại hoặc khó kiểm soát. Phillips giải thích rằng, trong cả hai chứng rối loạn, những suy nghĩ lặp đi lặp lại kích hoạt các hành vi cưỡng chế, nhằm mục đích giảm bớt sự lo lắng do những suy nghĩ đó gây ra.

Các yếu tố rủi ro của BDD

Nguyên nhân chính xác của BDD vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên chứng rối loạn này được cho sự kết hợp của các yếu tố môi trường, tâm lý và sinh học.

Các nghiên cứu được thực hiện trên các cặp song sinh đã cho thấy rằng BDD được xác định về mặt di truyền khoảng 40%-50%. Tổn thương gia đình hoặc rối loạn chức năng trong quá khứ kết hợp với những trải nghiệm cuộc sống khác như bị bắt nạt, bị trêu chọc, tiếp xúc với các hình ảnh được chỉnh sửa trên mạng xã hội trở thành các yếu tố rủi ro khiến nhiều người bị ám ảnh nhất là các thanh thiếu niên.

Body Dysmorphia (BDD) là gì? 3 BDD rất khó để chẩn đoán được chính xác.

BDD có điều trị được không?

Với phương pháp điều trị thích hợp thì những người đang đấu tranh với BDD hoàn toàn có thể tiếp tục sống một cuộc sống đầy đủ và khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị BDD phổ biến nhất là liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp hành vi biện chứng. Thông thường các nhà trị liệu làm việc với người mắc chứng BDD sẽ cố gắng giúp thân chủ phát triển một số kỹ năng đối phó tại nhà khi người bệnh gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, thuốc cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đặc biệt là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).

Trên đây là một số thông tin về hội chứng BDD, tuy nhiên hội chứng này cực kỳ khó chẩn đoán, vì vậy điều trọng là phải tìm được chuyên gia có kinh nghiệm về hội chứng rối loạn này.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Healthy Women.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin