Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bướu cổ mọc ở đâu? Dấu hiệu nhận biết bướu cổ

Ngày 14/08/2022
Kích thước chữ

Bướu cổ khi phát triển đến kích thước lớn có thể gây nên các dấu hiệu chèn ép cơ quan và tổ chức chung quanh. Nhiều người thắc mắc rằng: Bướu cổ mọc ở đâu? Làm thế nào để nhận biết bệnh bướu cổ? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến. Bướu cổ có nhiều loại, mỗi loại có các đặc điểm khác nhau. Nhà thuốc Long Châu mời bạn xem qua bài viết sau đây để biết được Bướu cổ mọc ở đâu? Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ để kịp thời phát hiện và điều trị.

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ (hay bướu giáp) là một bệnh lý phổ biến với tình trạng tăng kích thước tuyến giáp dẫn đến vùng cổ bị sưng to. Bướu cổ có thể gây đau hoặc không tùy vào loại khối u và các yếu tố khác nhau.

Bướu cổ có mấy loại? Dựa vào các đặc điểm riêng mà bướu cổ được phân thành 3 loại như sau:

  • Bướu cổ đơn thuần: Hay còn được gọi là bướu cổ lành tính, là loại bướu cổ phổ biến nhất. Đây là tình trạng mà tuyến giáp sưng to do chế độ ăn thiếu i-ốt, rối loạn nội tiết tố,...
  • Bướu cổ cường giáp: Là hiện tượng phì đại tuyến giáp do tăng sản hormone tuyến giáp hơn so với mức bình thường. Loại bướu giáp này thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi từ 24 - 45 tuổi.
  • Bướu cổ ác tính: Đây được xem là loại bướu cổ nguy hiểm nhất. Bướu cổ ác tính có giai đoạn phát triển im lặng kéo dài từ 15 - 20 năm và khi được phát hiện thì ung thư thường đã bước sang giai đoạn muộn và di căn.

Bướu cổ mọc ở đâu?

Một số người thắc mắc rằng: Bướu cổ mọc ở đâu? Theo như tên gọi, khi bạn bị bướu cổ thì các bướu sẽ nằm ở phần trước, dưới thấp của vùng cổ. Nó sẽ ép vào những mặt bên của thanh quản và các vòng đầu tiên của khí quản. Nếu phát hiện tình trạng này xuất hiện trên người, bạn hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Bướu cổ mọc ở đâu? Dấu hiệu nhận biết bướu cổ 1 Bướu cổ mọc ở đâu?

Dấu hiệu nhận biết bướu cổ

Bên cạnh biểu hiện phần tuyến giáp phình ra thì bạn cũng có thể cảm nhận một số dấu hiệu khác khi bị bướu cổ:

  • Khó nuốt thức ăn hay nước bọt. Vi khi nuốt sẽ cảm thấy rất đau và có cảm giác vướng vật gì đó.
  • Khó thở khi nằm.
  • Căng thẳng thường xuyên, trí nhớ giảm sút, da khô nẻ, bị táo bón,...
  • Sưng phù ở vùng cổ. Có thể có một hay nhiều nốt nhỏ từ từ to dần ở một hoặc cả hai bên cổ..
  • Ho khan.
  • Khàn giọng.
  • Chóng mặt khi nâng cánh tay cao hơn đầu.
  • Căng cứng ở cổ họng.
  • Lồi mắt (trường hợp người bệnh bị Basedow).

Đối với người bị bướu cổ kèm cường giáp, có thể xuất hiện các triệu chứng: Đổ mồ hôi, bệnh tiêu chảy, buồn nôn, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, run tay chân. Còn nếu người bị bướu cổ kèm suy giáp, có thể xuất hiện các triệu chứng: Da khô, mệt mỏi, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt.

Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, bướu cổ phát triển lớn hơn có thể chèn khí quản, thực quản và dây thần kinh. Từ đó dẫn đến khó nuốt, khó thở, ho, đau họng, khàn tiếng… Ngoài ra, bướu quá lớn cũng gây nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

Bướu cổ mọc ở đâu? Dấu hiệu nhận biết bướu cổ 2 Bướu cổ khiến cho người bệnh rất khó chịu và đau đớn

Để điều trị bướu cổ, các bác sĩ sẽ lựa chọn 3 phương pháp phổ biến sau:

  • Điều trị nội khoa (thuốc kháng giáp).
  • Xạ trị (liệu pháp Iod phóng xạ).
  • Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).

Nguyên nhân gây ra bướu cổ

Nguyên nhân gây ra bướu cổ phổ biến nhất mà đa số mọi người đều biết đó là do cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định. Tuyến giáp của chúng ta thông thường sẽ hấp thụ i-ốt qua việc ăn uống. Nếu tuyến giáp không nhận được đủ lượng i-ốt cần thiết từ các yếu tố bên ngoài thì nó sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Lúc này tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của nó ra dẫn đến hiện tượng bướu cổ thường gặp. Tuy nhiên không có nghĩa bổ sung i-ốt là có thể chữa khỏi bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bướu cổ có thể là do bạn sử dụng một số loại thuốc và thức ăn như:

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang, thuốc thấp khớp,...
  • Một số loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải,... khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế.
  • Bị rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh, thường do sự ảnh hưởng từ gia đình.
  • Một số nguyên nhân hiếm gặp như: Hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,...

Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ

Để phòng ngừa bệnh bướu cổ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Bổ sung và cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung những loại thức ăn giàu i-ốt như: cá biển, nước mắm, muối i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Đối với những ai có tiền căn mắc bệnh lý tuyến giáp, sau khi điều trị bệnh tim, tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính thì nên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Khi có các dấu hiệu, triệu chứng mà bạn nghi ngờ là bướu cổ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Bướu cổ mọc ở đâu? Dấu hiệu nhận biết bướu cổ 3 Bổ sung muối i-ốt và các loại thực phẩm giàu i-ốt để ngăn ngừa bướu cổ

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh bướu cổ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: "Bướu cổ mọc ở đâu?". Hãy theo dõi nhà thuốc Long Châu để nhận được thông báo sớm nhất về các bài viết, tin tức về sức khỏe.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm