Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bướu máu là bệnh gì? Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngày 20/10/2022
Kích thước chữ

Bướu máu là những vết bớt hay bắt gặp ở trẻ em, nhất là các bé sơ sinh. Đây là những khối u có tế bào gốc lành tính và thường xuất hiện trên da của trẻ. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở một số cơ quan nội tạng hoặc các cơ quan khác như mắt, mũi, tai… Vậy cụ thể các dấu hiệu nhận biết bướu máu là gì và bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rất nhiều bậc phụ huynh thấy lo lắng, hoang mang, thậm chí là sợ hãi khi thấy con vừa mới sinh ra với bớt đỏ trên người. Vậy bướu máu là bệnh gì và bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không, sẽ được Nhà thuốc Long Châu phân tích và giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bướu máu là bệnh gì? Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không? 1
Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bướu máu là gì?

Bướu máu hay còn gọi là u máu là một khối u lành tính do tình trạng tăng sinh mạch máu quá mức. U máu thường xuất hiện vào tuần tuổi đầu tiên của trẻ sơ sinh và phát triển nhanh trong 6 tháng tiếp theo (chiếm khoảng 30%), xuất hiện ở giai đoạn trẻ được 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao và một phần nhỏ xảy ra ở người trường thành.

Bướu máu thường tồn tại trong những năm đầu tiên và thoái triển dần trong thời gian dài. Sự thoái hoá đạt 50% khi trẻ được khoảng 5 tuổi, chiếm 70% khi trẻ 7 tuổi và thoái triển dần khi trẻ trong khoảng 10 - 12 tuổi.

U máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người, trong đó có tới 60% các khối u mọc trên da, vùng đầu và cổ. Một phần nhỏ u máu xuất hiện bên trong nội tạng như gan, ruột, cơ quan hô hấp hay cột sống và hệ thần kinh trung ương…

Bướu máu có 3 thể cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u hỗn hợp. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và loại u mà người bệnh phải đối mặt với những vấn đề có thể gặp phải như nứt nẻ, lở loét và chảy máu tại các u máu.

Bướu máu ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp nhưng hiếm khi gây ra biến chứng nặng nề. Một đứa trẻ có thể mọc nhiều nốt u máu ở nhiều vị trí khác nhau nhưng điều đó không phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ.

Bướu máu là bệnh gì? Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không? 2
Bướu máu gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp mặc cảm về tâm lý

Dấu hiệu nhận biết bướu máu

Bướu máu có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, nhưng thường gặp nhất trong vài tháng đầu sau sinh. Bướu máu thường xuất hiện trên da nên có thể nhận biết được rõ ràng và tiến triển theo 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ nhẹ: Ở cấp độ này trên da xuất hiện những vết có màu sắc thay đổi, thường là có máu đỏ, đỏ tím hoặc xanh lơ. Ở cấp độ nhẹ, các vết này phẳng như vết bớt và ít khi tạo thành khối u.
  • Cấp độ trung bình: Các u máu phát triển thành một khối u thực thụ, nổi lên trên mặt da hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng và kích thước rõ ràng. Trong giai đoạn này, chúng vẫn mang màu sắc như ở cấp độ nhẹ - màu của máu trong khối u.
  • Cấp độ nặng: Ngoài các dấu hiệu như ở cấp độ trung bình, các u máu còn kèm theo các biểu hiện như vỡ, lở loét, chảy máu hoặc biến chứng. Ngoài ra, đối với khối u ở các cơ quan sẽ có các dấu hiệu như tăng kích thước khối u, chèn ép vào các cơ quan xung quanh.
Bướu máu là bệnh gì? Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không? 3
Bướu máu ở tim có thể gây suy tim cho người bệnh

Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết các bướu máu ở trẻ đều có đặc điểm là lành tính và thoái triển dần khi trẻ lớn lớn lên và tự lành, rất hiếm khi các bướu máu tồn tại và phát triển theo chiều hướng xấu đi. Mặt khác, những bướu máu thường mọc ngoài da nên dễ phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Tuy nhiên, có một số trường bướu máu không tự tiêu biến đi và có thể gây ra những biến nghiêm trọng như:

  • Bướu máu nằm ở hầu họng: Tại vị trí này, u máu có thể gây khó thở hay nuốt đau cho trẻ khi chúng phát triển quá lớn. Bên cạnh đó, khối u máu ở hầu họng gây ra tình trạng khàn tiếng kéo dài và ho nhiều.
  • Bướu máu thanh quản: Có thể khiến bệnh nhi ho ra máu và khó cầm do vị trí khối u nằm sâu bên trong. Trong trường hợp biến chứng này, cần phải cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần thành quản để điều trị triệt để các tránh tái phát.
  • Bướu máu tại tim: Gây giảm lưu thông tuần hoàn máu qua tim do u máu chiếm chỗ và có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ.
  • Bướu máu trong cột sống: Làm yếu xương.
  • Bướu máu trong gan: Có thể gây tắc mạch máu tại gan hoặc một vài vi quản mật.
  • Bướu máu ở mắt: Suy giảm thị lực.
  • Bướu máu trong tai: Làm suy giảm thính lực.
  • Bướu máu có thể dẫn đến biến chứng loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng huyết, hoại tử u.
  • Bướu mạch máu dẫn đến hội chứng Port - wine stains là bớt màu rượu vang. Bớt này có màu hồng, đỏ tím hoặc đỏ nhạt, phẳng và có nhiều kích cỡ khác nhau. Hội chứng này thường xuất hiện ở các vị trí mặt, cổ, tay hay chân. Trong trường hợp bớt xuất hiện trên trán, mí mắt hoặc 2 bên má có thể dẫn tới tăng nhãn áp và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa. Do đó, nếu trẻ sơ sinh xuất hiện dạng bớt này trên mặt nên đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng tại mắt và não.
  • Bướu máu dẫn tới hội chứng Sturge Weber: Đây là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng dị dạng mạch máu có tổn thương trên da kèm với những bất thường tại mạch máu vùng mắt. Biểu hiện của bệnh là các triệu chứng động kinh, liệt nửa người, cườm mắt hoặc hệ thần kinh phát triển chậm. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc hội chứng Portwine - stains có nguy cơ mắc hội chứng Sturge - Weber là 5 - 8%.
  • Bướu máu xuất hiện tại các vị trí như bộ phận sinh dục, trực tràng… đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.
  • Bướu máu gây giãn da, để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý người mắc.
Bướu máu là bệnh gì? Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không? 4
Bướu máu ở mắt có thể dẫn đến tình trạng mù lòa ở trẻ em

Thông thường, bướu máu là những u rất lành tính nhưng thực tế vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Vì vậy, việc phát hiện sớm bướu máu và được điều trị đúng cách là rất cần thiết để bảo toàn chức năng của các cơ quan, đem lại cho người bệnh cuộc sống tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức mới về bệnh bướu máu và có câu trả lời cho vấn đề bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm không. Chúc bạn đọc luôn có một sức khỏe tốt và liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe trên trang web của Nhà thuốc Long Châu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin