Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc tạo ra thói quen đánh răng hàng ngày cho trẻ và hướng dẫn chúng cách đánh răng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ một số thông tin hữu ích về cách dạy bé đánh răng một cách hiệu quả.
Việc hướng dẫn bé đánh răng đôi khi là một thách thức đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi bé có thể cảm thấy khó chịu với việc sử dụng bọt kem đánh răng và chưa quen với các động tác liên quan đến việc sử dụng bàn chải đánh răng. Để giải quyết những thắc mắc, khó khăn các bậc phụ huynh gặp phải trong quá trình dạy bé đánh răng và đâu là cách dạy bé đánh răng hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ trình bày một cách cụ thể nhất.
Ngay từ giai đoạn trước khi trẻ mọc răng, bố mẹ nên bắt đầu thực hiện vệ sinh răng nướu cho bé bằng cách sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước ấm. Quá trình tập cho bé đánh răng được phân chia theo các độ tuổi nhất định:
Đa số trẻ đã có khoảng 8 răng mọc và răng hàm đã nhú lên nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng của bé trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Nếu không chăm sóc kỹ thì bé sẽ dễ bị sâu răng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này của bé.
Bố mẹ có thể hướng dẫn bé bằng cách thực hiện những động tác đánh răng đúng cách để bé có thể dễ dàng bắt chước theo. Mặc dù ban đầu bé có thể cảm thấy khó khăn, nhưng theo thời gian, việc đánh răng của bé sẽ trở nên thuần thục hơn.
Ở giai đoạn này, bé thường đã có đầy đủ răng và biết cách đánh răng đúng cách do được hướng dẫn từ nhỏ. Cha mẹ có thể cùng bé thường xuyên đánh răng để giúp bé duy trì một hàm răng khỏe mạnh.
Khi lựa chọn bàn chải, cha mẹ hãy chọn cho bé những loại có đầu chải nhỏ, lông mềm và kích thước phù hợp để không gây khó chịu cho bé khi bắt đầu tập đánh răng. Cha mẹ cũng có thể tìm mua các loại bàn chải có hình thù thú vị, nhiều màu sắc để khơi gợi sự hứng thú của trẻ với việc đánh răng.
Bước 1: Cha mẹ hãy bắt đầu bằng cho bé súc miệng bằng nước để làm sạch khoang miệng.
Bước 2: Sau đó, hãy hướng dẫn bé làm sạch bàn chải đánh răng và lấy một lượng kem vừa đủ, khoảng 1 hạt đậu là đủ cho trẻ nhỏ.
Bước 3: Mẹ hướng dẫn bé đặt bàn chải nằm ngang, sao cho đầu lông của bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh mặt ngoài trước theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc xoay tròn bàn chải. Sau đó, bé đánh mặt trong của răng cũng theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Bước 4: Tiếp đó, hướng dẫn bé đánh mặt nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng và chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Bước 5: Sau đó, vệ sinh mặt trên của lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi, chải từ trong ra ngoài.
Bước 6: Kết thúc bằng việc súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng trong miệng.
Lưu ý nhỏ cho cha mẹ là sau khi đánh răng, hãy hướng dẫn bé nhổ hết kem đánh răng ra và không được nuốt. Mặc dù việc này có thể khó khăn đối với nhiều bé, nhưng mẹ hãy cố gắng dạy và làm mẫu để con có thể thực hiện.
Khi mới bắt đầu tập đánh răng, nhiều trẻ tỏ ra rất khó chịu nên cha mẹ có thể thử các biện pháp sau để con có thể hứng thú hơn với việc tự đánh răng.
Hãy giúp bé duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, nếu bàn chải có dấu hiệu xơ cứng hay mỗi 3 tháng, hãy thay cho bé một chiếc bàn chải mới. Khi trẻ đã được 3 tuổi, cha mẹ cũng nên bắt đầu hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi lần chải răng xong.
Ở giai đoạn đầu, cha mẹ hãy chú ý đến chiều chải răng để tránh bé hình thành thói quen chải răng theo chiều ngang. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của trẻ cũng là một trong những điều cần lưu ý. Hạn chế việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối, vì các loại thức ăn này có thể gây hại cho men răng.
Tránh để trẻ phát triển thói quen ngậm bình sữa, ti giả, hoặc mút tay khi đi ngủ, vì những hành động này có thể gây sâu răng, lệch hàm, hoặc vấn đề về hô. Cuối cùng, để bảo đảm cho nụ cười rạng ngời của con yêu, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ, ít nhất là mỗi 3-6 tháng một lần.
Với những thông tin đã được trình bày ở trên, hy vọng bài viết này đã giúp ích phần nào cho các bậc cha mẹ phụ huynh đang có dự định hoặc chuẩn bị dạy bé đánh răng. Trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành, các bé cần phải học tập rất nhiều điều về kỹ năng cũng nhưng kiến thức, bố mẹ hãy quan tâm, chăm sóc , là những người bạn đồng hành bên cạnh các bé, để bé có sự phát triển tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.