Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chuyển dạ là giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình mang thai, nhằm chuẩn bị cho quá trình đón em bé chào đời. Thời gian xảy ra chuyển dạ sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cơ địa của người mẹ. Cùng tìm hiểu các giai đoạn sinh lý chuyển dạ và dấu hiệu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Khi mang thai, người mẹ phải trải qua nhiều khó khăn và đau đớn, cùng với đó là phải đánh đổi cả sức khỏe. Chuyển dạ là quá trình đánh dấu giai đoạn mang thai sắp kết thúc, chuẩn bị cho việc chào đón bé yêu của bạn ra đời. Cùng tìm hiểu về đặc điểm sinh lý chuyển dạ xảy ra trên cơ thể, giúp mẹ bầu phần nào an tâm hơn, đỡ bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị cho quá trình này.
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường khi mang thai, có vai trò đưa thai nhi và các phần liên quan (dây rốn, bánh nhau và màng ối) ra khỏi cơ quan sinh dục của người mẹ. Sinh lý chuyển dạ xảy ra tự nhiên trong cơ thể, với sự giúp đỡ của các cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, cuối cùng là đưa được em bé ra bên ngoài.
Thời gian xảy ra chuyển dạ thay đổi theo từng thai phụ và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lực co bóp trong các cơn gò tử cung, ngôi thai, kích thước thai, ống sinh dục hay khung chậu của người mẹ. Bác sĩ nhận thấy rằng thai phụ sinh con đầu lòng sẽ có quá trình chuyển dạ diễn ra dài hơn so với khi sinh con thứ, do lúc này tầng sinh môn còn rắn chắc và cổ tử cung mở chậm.
Trung bình, thời gian chuyển dạ xảy ra từ 8 đến 16 giờ ở lần sinh con thứ, trong khi con đầu lòng có thể mất từ 16 đến 24 giờ. Mặc dù khác nhau về thời gian, nhưng sinh lý chuyển dạ trong cơ thể vẫn diễn ra đầy đủ 3 giai đoạn như:
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc thai phụ nhận thấy có cơn gò cổ tử cung đầu tiên, cho đến khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn.
Sinh lý chuyển dạ giai đoạn này được tính từ khi cổ tử cung mở hết, đến khi thai nhi được đưa ra ngoài. Trong giai đoạn sổ thai, áp lực trong buồng tử cung tăng lên dần trong mỗi cơn gò và thêm vào đó là động tác rặn sinh của người mẹ.
Giai đoạn này khoảng thời gian từ lúc thai nhi chào đời, đến khi phần phụ của thai được sổ ra hoàn toàn. Sau khi cổ tử cung co bóp để tống em bé ra, tử cung sẽ lập tức nhỏ lại làm cho nhau thai chùn và bong ra. Các cơn gò tử cung sau đó tiếp tục đẩy nốt phần bánh nhau ra ngoài.
Khi mang thai, vị trí chỗ nối âm đạo với cổ tử cung có một nút nhầy vững chắc. Nút nhầy này đóng vai trò là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, bên cạnh cơ thành tử cung và màng ối. Hệ thống bảo vệ này giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc các tác động vật lý bên ngoài vào buồng ối.
Khi cổ tử cung bắt đầu mở dần, nút nhầy này sẽ bị tróc và thoát ra ngoài cơ quan sinh dục nữ. Mẹ bầu có thể quan sát thấy có chút nhầy nhớt màu hồng. Đây là dấu hiệu thông báo giai đoạn sinh lý chuyển dạ bắt đầu.
Khi mang thai tháng cuối, sản phụ bắt đầu cảm nhận được các cơn trằn ở bụng. Cảm giác này đôi khi diễn ra rất nhanh, mơ hồ, không đều đặn và không gây ra đau đớn gì rõ rệt. Tuy vậy, khi thai kỳ bước vào giai đoạn từ tuần 38 trở đi, các cơn gò tử cung sẽ khởi phát rõ ràng hơn, có tính chu kỳ, tăng dần về số lượng và mức độ.
Khi xảy ra cơn gò tử cung, mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng bụng căng cứng và đau nhiều. Khi sinh, việc mẹ bầu kết hợp thở và rặn hiệu quả, sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dạ đưa em bé ra ngoài.
Khi cơn gò tử cung xuất hiện, cũng là lúc áp lực trong buồng tử cung tăng dần. Khi áp lực này lên đến đỉnh điểm, đầu thai nhi sẽ di chuyển xuống tạo ra đầu ối. Đầu ối căng phồng lên và ở vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung sẽ rất dễ vỡ. Khi vỡ ối, sẽ tống một nước nước ối ra bên ngoài.
Khi cơ thể đến giai đoạn này, vỡ ối khiến cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất cao và cường độ mạnh hơn. Đặc biệt, nếu gần đến ngày dự sinh mà thai phụ vẫn chưa xuất hiện cơn gò, bác sĩ có thể sẽ chủ động làm vỡ màng ối, làm nước ối chảy ra và từ đó kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ tự nhiên.
Thông qua việc thăm khám âm đạo, bác sĩ sản khoa hoặc các nữ hộ sinh có thể nhận biết được sinh lý chuyển dạ đang ở giai đoạn nào. Việc này được đánh giá dựa vào một số đặc điểm như: Sự thay đổi cổ tử cung, đầu ối thai nhi được thành lập và sự tiến triển của ngôi thai sau từng cơn gò tử cung.
Khi nhận thấy đã có đầy đủ các dấu hiệu dự sinh, bác sĩ sẽ nói cho bạn thời điểm thích hợp cần rặn sinh em bé ra ngoài, phù hợp với chu kỳ cơn gò tử cung để tăng mức độ hiệu quả.
Vậy là bạn đã biết được các giai đoạn sinh lý chuyển dạ của cơ thể khi mang thai. Mang thai đã khó, tuy vậy chăm sóc trẻ sơ sinh có thể còn khó hơn. Do vậy, dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ nhanh chóng phục hồi và bé yêu được chăm sóc tốt nhất:
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các giai đoạn sinh lý chuyển dạ và các dấu hiệu chuyển dạ cần lưu ý. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.