Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng cho bé không chỉ là tăng cường khả năng nhai và hấp thụ dinh dưỡng mà còn giúp bạn tránh đau răng và phòng ngừa các bệnh về nướu. Một nghiên cứu mới còn cho rằng bệnh về nướu làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe cho bé, bao gồm bệnh tim mạch.
Nguyên nhân và các dấu hiệu sâu răng
Khảo sát cho thấy rằng có đến 80% trẻ 4 - 8 tuổi bị sâu răng
Các loại vi khuẩn có trong miệng bé sẽ phát triển và tích lũy dần dần một cách tự nhiên, tạo thành một chất dính gọi là mảng bám. Mảng bám này phủ lên răng - và khi bé ăn, vi khuẩn trong mảng bám tạo ra acid, ăn mòn men răng cứng, gây ra sâu răng.
Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho các bé khi trưởng thành. Một nguyên nhân quan trọng là nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng ở trẻ, với suy nghĩ con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày.
Nếu răng bé bị ê buốt hoặc đau hay hơi thở bé có mùi hôi kéo dài nghĩa là bé của bạn có thể bị sâu răng. Đôi lúc, bạn cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng giống như 1 đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng. Dù là biểu hiện như thế nào, bố mẹ cũng nên cho bé đi gặp nha sĩ dù vết sâu răng như thế nào.
Các cách chăm sóc răng miệng cho bé
Đánh răng ngày 2 lần
Hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần
Các bậc phụ huynh cần chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng của trẻ vào các khoảng thời gian hợp lý. Bạn cần hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ). Bệnh về nướu và sâu răng là hai vấn đề lớn và thường gặp ở trẻ nhỏ, các bé thường có nướu bị chảy máu khi đánh răng, vì thế bạn nên cho con trẻthay đổi bàn chải đánh răng 3–4 lần trong năm. Bạn có thể chọn nhiều kích cỡ bàn chải đánh răng phù hợp với tuổi của trẻ.
Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride, đó là chất giúp củng cố men răng và giúp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chỉ cần cho trẻ một ít kem đánh răng. Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, hãy cho một lượng nhỏ bằng hạt đậu lên bàn chải đánh răng và đánh răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu trẻ nuốt kem đánh răng, lượng nhỏ này sẽ không làm trẻ đau.
Khi bắt đầu đánh răng, không phải trẻ nào cũng thích. Vậy nên bạn hãy tạo không khí như một trò chơi và cùng đánh răng với trẻ để giúp con hình thành thói quen đánh răng mỗi ngày. Chọn kem đánh răng có hương vị fluoride mà trẻ thích như vị dâu. Nhiều loại kem đánh răng dành cho người lớn có thể gây kích ứng miệng trẻ.
Súc miệng ngay sau khi ăn
Bên cạnh việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, súc miệng với nước súc kháng khuẩn có thể giúp bạn ngăn ngừa sâu răng và bệnh về nướu. Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn cũng có thể tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch vi khuẩn bám trên răng và trung hòa axit. Đây là giải pháp hạn chế nguy cơ sâu răng và các bệnh đường miệng ở trẻ hiệu quả.
Tránh xa đồ ngọt
Khi vi khuẩn trong miệng tiêu hóa đường trong thức ăn, chúng sẽ sinh ra acid có thể ăn mòn men răng, khiến răng bạn bị sâu. Những loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước trái cây là mối nguy hại cho răng vì mọi người thường có khuynh hướng nhâm nhi các loại nước ngọt làm gia tăng lượng axit trong thời gian dài.
Nước uống có ga là một nguy cơ vì cacbon trong nước có ga làm tăng tính axit trong miệng. Kẹo dẻo cũng là một thủ phạm gây hại cho răng vì kẹo thường sẽ bám dính trên bề mặt của răng bạn. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy khuyên con mình tránh những món đồ ngọt nhé.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng với thực phẩm tươi sống như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, trái cây và rau củ, các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Một số nhà khoa học tin rằng omega-3 trong cá có thể giảm viêm, nên sẽ giảm nguy cơ bệnh về nướu.
Khám nha sĩ định kỳ
Cho trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần
Trẻ có thể bị sâu răng ngay khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Điều quan trọng là phải khám nha sĩ trong khoảng thời gian trẻ vẫn còn có răng sữa. Mặc dù trẻ sẽ mất răng sữa, nhưng việc chăm sóc răng sữa tốt sẽ hình thành thói quen tự vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng vĩnh viễn khi chúng mọc lên lúc bé được 5 đến 6 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ em ngay từ nhỏ rất quan trọng và cần thiết. Cần có sự phối hợp thật tốt giữa cha mẹ, trẻ nhỏ và cả những bác sĩ nha khoa.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp