Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê từ bộ y tế, mỗi năm số trẻ em mắc những bệnh liên quan đến miệng lưỡi hiếm hơn 50% tổng số các ca bệnh. Những căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của con và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy chúng ta cần nắm vững những nguyên nhân gây bệnh về miệng lưỡi để có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Những bệnh như bệnh tay chân miệng, nấm miệng, tưa lưỡi... là những bệnh thường gặp ở trẻ và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của con. Tuy đây là những bệnh có thể chữa khỏi nhanh chóng nhưng nếu ba mẹ chủ quan thì cũng dễ đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
Tỷ lệ trẻ em mắc những bệnh về miệng lưỡi vốn luôn ở mức cao và có dấu hiệu tăng đột biến trong thời gian gần đây. Khi trẻ mắc bệnh sẽ để lại nhiều di chứng khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của những trẻ khi còn nhỏ. Vì vậy mẹ hãy cảnh giác với những nguyên nhân sau sẽ khiến con bị nhiễm bệnh:
Khi trẻ còn nhỏ thì sức đề kháng vẫn còn yếu do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Đa số những bệnh ở miệng lưỡi như tay chân miệng, nấm lưỡi, viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi… đều do virus, vi khuẩn gây ra nên nên trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Thức ăn là nguồn chứa mầm bệnh nguy hiểm nên mẹ cần chú ý chế độ ăn uống và dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.
Những loại bệnh này có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, trẻ có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh như bệnh tay chân miệng khi học chung trường, đi chơi ở các khu công cộng hoặc lây bệnh từ người thân trong gia đình. Bảo vệ con khỏi những nguồn lây bệnh là biện pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này.
Trẻ em còn nhỏ và ham chơi thường tắm rửa không sạch. lười đánh răng và thích ăn những thực phẩm ngọt, đồ chiên giòn nhiều dầu mỡ. Vì vậy cha mẹ hãy cho con chơi đùa ở những môi trường sạch sẽ, dạy con vệ sinh răng miệng đúng cách và tránh xa những thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Virus gây bệnh tai mũi họng thường phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng, thông thường chúng sẽ nằm vùng trong khoang miệng và đợi thời cơ tấn công trẻ. Sau những đợt bệnh như cảm, sốt, sởi thì những virus này sẽ tiếp tục ủ lại trong khoang miệng.
Vì vậy mẹ cần chắc chắn đã điều trị dứt điểm những bệnh tai mũi họng cho trẻ hay ngưng sử dụng thuốc để tránh nguy cơ bị tái phát hoặc bội nhiễm thành các chứng bệnh khác. Ngoài ra việc dị ứng với thuốc trong quá trình điều trị cũng khiến trẻ dễ bị bệnh răng miệng lưỡi.
Sau đó đã nắm vững những nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa nhưng trẻ vẫn mắc bệnh, thì mẹ cần nhanh chóng áp dụng những phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả tại nhà sau đây:
Khi trẻ mắc những bệnh về miệng lưỡi thì sức ăn uống cũng giảm đi đáng kể. Lúc này mẹ cần:
Không được để trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi, trước khi ăn uống đều phải vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong giai đoạn bệnh vô cùng quan trọng. Mẹ nên cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý mỗi khi đánh răng xong để giảm đau và diệt sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
Khi được dùng tay chạm vào những vết thương trong miệng, nếu mẹ muốn bôi thuốc cho con thì cần rửa tay kỹ với xà phòng.
Cho con sử dụng những vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, khăn tắm, dụng cụ ăn uống.
Cần chú ý đến những biểu hiện bệnh của trẻ để nhanh nhận biết những bất thường cũng như biến chứng.
Nếu trẻ được điều trị tại nhà thì mẹ nên đưa trẻ tái khám thường xuyên đến khi bác sĩ chẩn đoán hoàn toàn khỏi bệnh.
Đưa con ngay đến bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ chuyên gia.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.