Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em do virus đường ruột Picornaviridae gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng viêm não – màng
Giải đáp về thắc mắc bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường nào các chuyên gia y tế cho biết có 2 con đường lây truyền chính:
+ Lây qua đường hô hấp: Tương tự như cảm cúm bệnh tay chân miệng cũng có thể lây qua đường hô hấp, việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng như nguồn bệnh. Ví dụ: Khi nói chuyện nước bọt có chứa virut gây bệnh có thể truyền bệnh.
+ Ngoài con đường hô hấp bệnh tay chân miệng còn có thể lây nhiễm khi bạn cho bé tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ hoặc đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế… bị nhiễm virus gây bệnh.
Một điều bạn cũng cần lưu ý đó là virus Pirconaviridae (virus gây bệnh tay chân miệng) có thể tồn tại trong phân của người bệnh tới 4 tuần sau khi bệnh đã dứt hẳn các triệu chứng. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong 4 tuần tiếp theo để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị lây bệnh.
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào bạn cũng cần chủ động phòng chống bệnh, bởi đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Dưới đây là những cách phòng chống bệnh tay chân miệng đơn giản và hiệu quả mà các mẹ nên tham khảo để phòng ngừa cho các bé.
+ Cả gia đình nên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, khi cho bé ăn cũng như sau khi đi vệ sinh và thay tã cho bé.
+ Ngoài ra các bạn cũng cần thực hiện tốt các nguyên tắc vệ sinh ăn uống như: đảm bảo ăn chính, uống chín, vật dụng chế biến thức ăn và ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ. Tuyệt đối không để các bé ăn bốc, mút tay cũng như ngậm mút đồ chơi.
+ Các loại đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang… cũng có thể là nguồn gây bệnh hoặc lây nhiễm bệnh. Do đó, ngoài việc tìm hiểu bệnh chân tay miệng lây như thế nào bạn cũng cần chủ động làm sạch các loại đồ chơi, đồ dùng học tập và dụng cụ trong nhà để duy trì cho bé sức khỏe tốt nhất và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng.
+ Quan trọng hơn hết là tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như sốt và có nốt phỏng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng bạn nên cho trẻ nghỉ học và đi khám ngay.
Tay chân miệng là bệnh nguy hiểm và dễ lây lan nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hi vọng với phần giải đáp bệnh tay chân miệng lây qua đường nào cũng như gợi ý phòng ngừa các bạn đã biết cách bảo vệ bé nhà mình khỏi mối lo mang tên bệnh tay chân tay miệng.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.