Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bấm lỗ tai là việc làm mà chắc chắn mỗi đứa bé gái nào cũng thực hiện một lần trong đời. Hầu hết tất cả những trường hợp bấm lỗ tai ở trẻ thường diễn ra bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn có hiện tượng bị mưng mủ, khi đó, mẹ phải làm sao?
Bấm lỗ tai cho bé thường là thủ thuật rất đơn giản. Tuy nhiên, tại những nơi có vết thương mới xỏ cần được thực hiện vệ sinh sạch sẽ vì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng mưng mủ. Bấm lỗ tai thường được thực hiện bấm một lỗ nhỏ xuyên qua dái tai của trẻ. Khi không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, rất nhiều trường hợp xuất hiện nhiễm trùng như: Đỏ, sưng, đau, nóng tại chỗ bấm, ngứa hoặc khó chịu. Thậm chí một số trường hợp, bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ, rỉ máu, mưng mủ trắng, vàng hoặc xanh...
Vết thương hở dù là vị trí nào cũng cần một thời gian để lành hẳn và vết thương bấm lỗ tai cũng vậy. Trong thời gian vết thương lành, bất kỳ sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại khi tác động vào vết thương cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ.
Sau khi thực hiện bấm lỗ tai cho bé, ba mẹ cần chăm sóc vệ sinh thật cẩn thận nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển tại nơi có vết thương hở. Nếu mẹ phát hiện vết thương bị sưng tấy, trẻ bị sốt, nóng khi chạm vào hoặc mưng mủ khiến cho bé bị khó chịu, đau nhức thì có thể là do bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ:
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cùng với làn da vô cùng nhạy cảm rất dễ bị nhiễm trùng từ vết thương hở gây ra, kể cả vết bấm tai. Mẹ khi phát hiện tình trạng đỏ, nóng, ngứa và mưng mủ sau khi bấm lỗ tai cho trẻ nên nhanh chóng đến khám tại phòng khám nhi uy tín chất lượng nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn đáng tiếc xảy ra. Đối với những trường hợp nhiễm trùng tai xảy ra thường nhẹ và ít gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Khi thăm khám sớm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh cũng như có thể chỉ định những loại thuốc bôi an toàn lành tính nhằm hạn chế xảy ra tình trạng nhiễm trùng nặng nề như: Áp xe, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng toàn thân và nhiều biến chứng khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu trong những năm tháng đầu đời.
Dưới đây là cách xử trí nhanh trường hợp bé bị mưng mủ sau khi bấm tai. Sau khi thực hiện cách xử trí, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ khám tai sớm nhất có thể nhé!
Khi tai trẻ bị mưng mủ do bấm lỗ tai, ba mẹ nên đến bệnh viện để được xử lý đúng cách. Ba mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị (thuốc uống hoặc thuốc bôi) về sử dụng cho bé. Đồng thời, những phương pháp truyền miệng dân gian cũng nên được tham vấn ý kiến với bác sĩ điều trị nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Đối với những trường hợp trẻ được chăm sóc tốt sẽ nhanh chóng khỏi trong vòng vài ngày.
Bấm lỗ tai là thủ thuật rất đơn giản là an toàn đối với mọi lứa tuổi nếu được thực hiện với những dụng cụ và thiết bị vô trùng. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến vị trí có vết thương hở. Bên cạnh đó, phụ huynh cần được trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc vết thương đồng thời chắc chắn rằng chất liệu của bông tai không gây hại đến trẻ. Không những thế, ba mẹ cần điều trị tình trạng trên càng sớm càng tốt. Trong thời gian này, mẹ không được đeo bông tai cho trẻ và phải chờ cho lỗ xỏ được lành hẳn hoặc nên đợi thêm 6 tháng nữa thì hãy cho trẻ đeo bông tai.
Trên đây là một vài cách chữa bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ mà ba mẹ có thể áp dụng. Ngoài ra, một số chuyên gia thường khuyên rằng, để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và mưng mủ đối với vết thương hở ở trẻ, mẹ có thể đợi cho đến khi trẻ được tiêm phòng hai mũi phòng uốn ván rồi hãy thực hiện.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.