Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ

Tại những bệnh viện lớn và uy tín, các bé gái sơ sinh khi mới chào đời vài ngày đã có thể bấm lỗ tai và được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, dịch vụ này đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy bấm lỗ tai cho bé khi nào là thích hợp nhất?

Cũng như người trưởng thành, trẻ nhỏ bấm lỗ tai cũng có nguy cơ bị mưng mủ, nhiễm trùng và có thể gặp những bất thường bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Quyết định nên bấm lỗ tai cho bé khi nào vẫn luôn là thắc mắc của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Do trẻ càng lớn sẽ càng có ý thức rõ ràng cảm giác đau khi thực hiện bấm tai nên rất nhiều người cho rằng, bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh từ 2 – 3 ngày tuổi là thời điểm thích hợp nhất. Ngoài việc giúp trẻ không nhớ gì về cảm giác đau đớn mà còn giúp chúng ta phân biệt được bé sơ sinh là trai hay gái.

Không những thế, các bé gái sơ sinh cũng thêm phần dễ thương vì được chăm sóc và “làm đẹp” ngay từ lúc nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu này của cha mẹ, rất nhiều bệnh viện đã thực hiện dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc nên bấm lỗ tai cho bé vào thời điểm nào vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi hiện nay.

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào là thích hợp nhất?

Dù thực hiện bấm tai ở độ tuổi nào khi muốn bấm lỗ tai cho bé, ba mẹ cũng nên tìm hiểu về địa điểm thực bấm tai cho bé. Không những thế, các chuyên gia còn khuyến cáo rằng, ba mẹ nên tìm hiểu thật kỹ cách vệ sinh cũng như cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé. Tuy nhiên, để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các chuyên gia còn cảnh báo sẽ luôn có nguy cơ tiềm ẩn nếu phụ huynh bấm lỗ tai cho bé quá sớm.

Đối với những bé nhỏ đã rời bệnh viện sau khi chào đời, phụ huynh có thể đợi cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi hãy thực hiện bấm lỗ tai cho bé. Lúc này, hệ miễn dịch cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, có thể bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị nhiễm trùng, mưng mủ không mong muốn. Bởi thống kê tại các bệnh viện, rất nhiều trẻ bấm lỗ tai bị mưng mủ, nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân ở độ nhỏ hơn 6 tháng.

Tuy nhiên, tại các bệnh viện phụ sản lớn, uy tín và chất lượng vẫn có thực hiện dịch vụ bấm lỗ tai cho bé ngay từ khi chào đời khoảng 2 – 3 ngày. Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tại những cơ sở uy tín này thường được đào tạo cũng như đảm bảo vô trùng, sạch khuẩn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tối đa cho bé. Không những thế, khi thực hiện bấm lỗ tai cho bé tại bệnh viện phụ sản uy tín chất lượng, chuyên viên chăm sóc sẽ tư vấn, hỗ trợ cũng như phổ biến kiến thức cho các mẹ về việc chăm sóc tai sạch sẽ cho bé sau khi rời khỏi bệnh viện cho đến khi vết bấm lỗ tai lành hẳn.

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?1 Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào là thích hợp nhất luôn là vấn đề tranh cãi hiện nay

Tại sao nên bấm lỗ tai cho bé tại bệnh viện uy tín chất lượng?

Với sự mỏng manh của các thiên thần nhỏ vừa chào đời, rất dễ bị tổn thương dù rất nhỏ. Kết hợp với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đôi khi các cơ sở bấm lỗ tai ở ngoài sử dụng thiết bị và dụng cụ bấm lỗ tai không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách cũng như không đủ đảm bảo an toàn cho bé. Hậu quả dẫn đến có rất nhiều trường hợp bị nhiễm trùng tai, mưng mủ và sưng tai.

Khi thực hiện bấm lỗ tai tại bệnh viện uy tín chất lượng, phụ huynh có thể yên tâm vì tất cả những dụng cụ bấm lỗ tai cho bé đều đảm bảo vô trùng và vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Đối với một số trẻ lớn hơn, chuyên viên sẽ thực hiện bôi thuốc tê giảm đau trước khi bấm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng được hướng dẫn chu đáo về cách chăm sóc tai cho bé tại nhà.

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?2 Trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương do đó ba mẹ cần chọn nơi uy tín chất lượng để bấm tai cho bé

Những lưu ý trong vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé

Thông thường tại bệnh viện, sau khi thực hiện bấm tai cho bé, các nhân viên y tế sẽ xỏ qua lỗ tai một sợi chỉ vô trùng nhỏ trước khi phụ huynh cho bé đeo bông tai. Khi về nhà, nếu sợi chỉ quá dài, phụ huynh có thể rút chỉ lại và cắt bớt tùy thích nhằm tránh trường hợp bé cáu, quơ tay và giật sợi chỉ làm chảy máu tại chỗ vừa bấm. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý vệ sinh tai cho trẻ để tránh nhiễm trùng vết bấm. Dưới đây là những lưu ý dành cho phụ huynh khi chăm sóc bé:

  • Phụ huynh luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào tai bé.
  • Trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi bấm tai, bé rất dễ bị nhiễm trùng do đó mẹ cần hạn chế cho bé nghịch nước bẩn.
  • Trong một tuần đầu, mẹ không xoay sợi chỉ vừa mới xỏ. Bắt đầu sau tuần đầu tiên, mẹ có thể thoa dầu mù u và xoay chỉ nhẹ nhàng sau đó vệ sinh tai cho trẻ. Nên vệ sinh vết bấm tai bằng nước muối sinh lý thấm vào bông cotton lau xung quanh tai mỗi ngày. Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng cồn hay nước tẩy mạnh như oxy già để vệ sinh tai cho trẻ.
  • Khi vết xỏ đã lành hẳn – khoảng 6 đến 8 tuần hoặc khi mẹ thấy vết bấm đã lành hẳn, mẹ có thể thể thay bằng khuyên tai cho trẻ, nên đeo các loại khuyên tai bằng kim loại không gỉ hoặc vàng và tuyệt đối không đeo những loại khuyên tai khác để tránh gây dị ứng.
  • Khi tắm cho bé, phụ huynh nên tránh để dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay những hóa mỹ phẩm khác tác động lên vị trí bấm lỗ tai nhằm hạn chế nguy cơ dị ứng.
  • Khi thay áo, mẹ cẩn thận không làm đụng vô vết bấm tai nhằm hạn chế đau cũng như hình thành sẹo.

Phụ huynh nên theo dõi tai trẻ mỗi ngày cho đến khi lành và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ bị đau và sưng kéo dài, ngoài vị trí của lỗ xỏ tai.
  • Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ
  • Vết bấm tai bị chảy máu.
  • Có xuất hiện dịch vàng hoặc có một lớp màng bọc xung quanh lỗ xỏ khuyên tai.
  • Trẻ sốt trên 380C.
Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?3 Giữ vệ sinh sau khi bấm lỗ tai giúp bé phát triển toàn diện không lo bị nhiễm trùng

Bấm lỗ tai cho bé khi còn nhỏ tuy không gây cảm giác đau đớn quá nhiều, tuy nhiên làn da của bé sơ sinh rất nhạy cảm và yếu ớt, phụ huynh cần chăm sóc cẩn thận nhằm tránh gây ra nguy cơ nhiễm trùng không mong muốn.

Nếu phụ huynh có thắc mắc không biết nên bấm lỗ tai cho bé khi nàothì hi vọng bài viết trên đây đã có thể tháo gỡ khúc mắc trong lòng các bậc làm cha mẹ. Đồng thời giúp các đấng sinh thành lựa chọn thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai cho bé cũng như lưu ý khi vệ sinh tai bé sau bấm lỗ.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin