Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm trùng huyết là gì? Biểu hiện nhận biết

Ngày 21/09/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm trùng huyết là gì? Nhiễm trùng huyết là một bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng nề và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được xử trí và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng huyết không phải là ung thư máu mà là nhiễm trùng vi khuẩn trong máu, được gọi là nhiễm trùng máu.

1. Nhiễm trùng huyết là gì?

Nhiễm trùng huyết hay nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.

Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.

Nhiễm trùng huyết là gì? Biểu hiện nhận biếtNhiễm trùng huyết không phải là ung thư máu mà là nhiễm trùng vi khuẩn trong máu

2. Biểu hiện nhận biết nhiễm trùng huyết

  • Sốt

Nhiễm trùng huyết là gì? Sốt cao (trên 38 độ C) là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết.

  • Hạ thân nhiệt

Mặc dù sốt là dấu hiệu quan trọng nhất, nhưng các chất độc từ tình trạng nhiễm khuẩn huyết lại có thể gây ra tình trạng ngược lại. Trong một số hiếm các trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng lại là hạ thân nhiệt. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hạ thân nhiệt có thể là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng hơn và tiên lượng cũng sẽ xấu hơn.

  • Ớn lạnh

Nhiễm trùng huyết là gì? Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết thường có triệu chứng ớn lạnh đi kèm với tăng thân nhiệt. Sốt kèm ớn lạnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Chỉ khi sốt, ớn lạnh đi kèm với những triệu chứng điển hình khác thì mới có thể chẩn đoán là bệnh nhân mắc nhiễm trùng máu.

  • Thở gấp, rối loạn nhịp thở

Nhiễm khuẩn huyết khiến bệnh nhân thở nhanh hơn vì 2 lý do. Thứ nhất, nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phổi thì lượng khí oxy cơ thể hít vào sẽ bị giảm đi. Nếu bệnh nhân không bị nhiễm trùng tại phổi, và nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển, thì cơ thể sẽ cần thêm khí oxy và tăng giải phóng khí CO2. Cơ thể sẽ đáp ứng với việc này bằng cách thở nhanh hơn và khiến người bệnh khó thở.

Nhiễm trùng huyết là gì? Biểu hiện nhận biết 1Khi bị nhiễm khuẩn huyết, cơ thể người bệnh bị mất nước
  • Đau nhức, khó chịu

Nhiễm trùng huyết là gì? Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số bộ phận, những triệu chứng của nhiễm trùng máu như đau đầu, đau bụng, đau chân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

  • Tim đập nhanh

Theo Mayo Clinic, nhịp tim trên 90 lần/phút có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết. Điều này được giải thích là do khi bị nhiễm khuẩn huyết, tim sẽ cố gắng bơm máu đi để có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ em. Hai cơ chế giúp tăng lượng máu được bơm đi đó là tăng nhịp tim hoặc tim sẽ co bóp mạnh hơn.

  • Tiểu ít hơn bình thường

Nhiễm trùng huyết là gì? Khi bị nhiễm khuẩn huyết, cơ thể người bệnh bị mất nước nên bệnh nhân sẽ đi tiểu ít hơn so với bình thường. Ngoài ra, tiểu ít cũng có thể là do cơ thể mệt mỏi nên ăn uống ít hơn hoặc do bệnh nhân nôn mửa, tiêu chảy nhiều. Đôi khi, tiểu ít cũng là một dấu hiệu của một tình trạng khác nghiêm trọng hơn: thoát dịch khỏi lòng mạch.

  • Hạ huyết áp

Hạ huyết áp xảy ra trong bệnh nhiễm khuẩn huyết, khi các mạch máu bắt đầu bị mất nước, động mạch và tĩnh mạch bắt đầu giãn ra, máu không thể lưu thông đi khắp cơ thể được nữa. Hạ huyết áp được xem là biểu hiện nghiêm trọng nhất của tình trạng nhiễm trùng, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn – giai đoạn nghiêm trọng nhất của nhiễm khuẩn huyết.

  • Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy

Các triệu chứng này có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá khác.

  • Vùng da thay đổi màu

Khi bị nhiễm khuẩn huyết, cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển máu tới các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, máu cũng sẽ di chuyển từ các cơ quan ít quan trọng hơn tới các cơ quan quan trọng để giúp bạn duy trì sự sống. Hậu quả là, lượng máu tới da có thể sẽ giảm đi và khiến da bạn trở nên tím tái, nhợt nhạt.

3. Nhiễm trùng huyết nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng huyết là gì? Khi bị nhiễm trùng huyết lượng lớn các hóa chất (từ các tác nhân gây bệnh) được tiết vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Nhiễm trùng huyết là gì? Biểu hiện nhận biết 2Nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp

Nhiễm trùng huyết là gì? Nhiễm trùng huyết đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.

Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là "Sốc nhiễm trùng", có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

4. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là gì? Một số đối tượng sau đây có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao:

  • Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
  • Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
  • Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản...

5. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết thường gặp

Các tác nhân gây nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Vi khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae bao gồm: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei
  • Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis...
  • Nấm: Candida, Trichosporon asahii
  • Các vi khuẩn kỵ khí thường gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

> Tìm hiểu ngay: Thuốc tiêm Philoxim 1g được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng huyết, viêm màng não do vi khuẩn, viêm tâm thất và bệnh lậu.

Nhiễm trùng huyết là gì? Nhiễm trùng huyết có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để điều trị tích cực.

Thu Hà

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm