Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn nhất và những lưu ý cần nhớ

Ngày 08/08/2022
Kích thước chữ

Nồng độ oxy trong máu là một chỉ số sinh tồn rất quan trọng của cơ thể và cần được theo dõi một cách thường xuyên. Bạn đã biết cách đo nồng độ oxy trong máu và những thông tin liên quan đến chỉ số này hay chưa? Nếu chưa rõ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Theo dõi và kiểm soát kỹ nồng độ oxy trong máu là cách giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách chủ động mà ai cũng có thể tự mình thực hiện. Trong bài viết này nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cùng các bạn cách đo nồng độ Oxy trong máu chuẩn nhất và những lưu ý cần ghi nhớ để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.

Nồng độ oxy trong máu là gì? Có quan trọng không?

Trong thành phần mạch máu có một phân tử được gọi là Hemoglobin (Hb). Đây là phân tử có trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi để đi đến nuôi sống các bộ phận trong cơ thể. Nồng độ oxy trong máu (Còn được gọi là chỉ số SpO2) biểu thị lượng Hb đã có oxy so với toàn thể Hb có trong cơ thể. Một phân tử Hb có thể kết hợp cùng 4 phân tử oxy và nếu tất cả phân tử Hb đều đã kết hợp đủ với lượng oxy cần thiết thì chỉ số SpO2 sẽ là 100%.

Hướng dẫn cách đo nồng độ oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu là một chỉ số sinh tồn rất quan trọng của cơ thể

Nhịp tim và nồng độ oxy trong máu là dấu hiệu sinh tồn cực kỳ quan trọng của cơ thể. Khi chỉ số SpO2 suy giảm cho thấy trong máu đang thiếu oxy và sẽ gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến các bộ phận quan trọng như tim, gan, não,… và có thể khiến nạn nhân rơi vào hôn mê thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn

Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy đo chỉ số SpO2 chính, đó là loại cầm tay và loại để bàn. Trong đó các loại máy đo spo2 cầm tay thường được người dùng ưa chuộng hơn bởi kích thước nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng cho nhu cầu cá nhân. Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn được tiến hành như sau:

  • Mở kẹp tay trên máy, cho ngón tay vào sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm cuối của máy và đầu ngón tay che kín các cảm biến trong khe kẹp.
  • Nhấn nút nguồn để khởi động máy và chuẩn bị đo. Máy sẽ khởi động và tiến hành đo, thông thường kết quả sẽ được hiển thị chỉ sau vài giây.
  • Sau khi biết được chỉ số SpO2, người dùng rút tay ra khỏi máy. Ấn nút nguồn lần nữa để tắt máy hoặc máy sẽ tự động tắt sau thời gian đã cài đặt.
Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn nhất và những lưu ý cần nhớ 2 Cách đo nồng độ oxy trong máu tương đối dễ dàng để thực hiện

Các lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Thật ra cách đo nồng độ oxy trong máu không hề khó khăn gì và hầu hết mọi người đều có thể tự mình thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên để có thể có được kết quả chính xác nhất, các bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Đầu tiên cần kiểm tra tổng thể máy đo SpO2 xem có hoạt động bình thường và đầy đủ năng lượng hay không để có thể cho ra được kết quả chuẩn xác nhất.
  • Tiếp theo, các loại máy đo SpO2 hiện nay sử dụng công nghệ quang học để đo nồng độ oxy trong máu, chính vì vậy các bạn nên sử dụng khăn mềm thấm cồn lau sạch đầu ngón tay để đảm bảo việc đọc kết quả hiệu quả nhất.
  • Trước khi cho máy vào máy đo nên xoa nhẹ để lòng bàn tay ấm lên. Trong quá trình đo, các bạn cần phải giữ nguyên vị trí cơ thể, không được cử động ngón tay để có được kết quả chính xác.
  • Để có được kết quả chuẩn nhất của chỉ số SpO2, các bạn nên tiến hành đo ít nhất 3 lần trong vòng 10 phút và thay đổi các ngón tay được đo.
  • Khi không sử dụng máy đo SpO2 trong thời gian dài, các bạn nên tháo pin ra khỏi máy (đối với loại máy dùng pin) và bảo quản ở vị trí khô thoáng để đảm bảo máy hoạt động tốt trong lần đo tiếp theo.
cách đo nồng độ oxy trong máu và các lưu ý Để đo chỉ số SpO2 chuẩn bạn cần ghi nhớ kỹ những lưu ý ở trên

Chú ý: Một số trường hợp máy đo chỉ số SpO2 sẽ cho ra kết quả không chính xác, thường gặp ở những đối tượng sau: Những người đã từng sử dụng các loại thuốc cản quang, người có nồng độ Hb bất thường, những người sơn móng tay hoặc có móng tay quá dài, người tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng,… Các trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn nhất.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm, cần chú ý

Là một chỉ số sinh tồn quan trọng, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào nồng độ oxy trong máu để đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân. Sau đây là một số thông tin cần biết về chỉ số SpO2 mà các bạn cần biết:

  • Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt: Chỉ số SpO2 của người bình thường có sức khỏe tốt sẽ dao động trong khoảng 97% đến 100%. Nếu sau khi đo cho ra kết quả nằm trong khoảng này thì các bạn có thể yên tâm về nồng độ oxy trong máu của bản thân.
  • Khi chỉ số SpO2 nằm ở mức 94% đến 96% chứng tỏ bạn cần nghỉ ngơi và hít thở nhiều không khí trong lành hơn để bổ sung thêm oxy cho cơ thể.
  • Nếu chỉ số SpO2 nằm ở mức dưới 93% được xem là cảnh báo đối với sức khỏe của cơ thể. Đây là lúc cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.
  • Nếu chỉ số SpO2 dưới 90% là dấu hiệu nguy hiểm và cần phải nhanh chóng được can thiệp bằng các biện pháp cấp cứu để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn nhất và những lưu ý cần nhớ 4 Cần liên hệ để được hỗ trợ y tế ngay nếu chỉ số SpO2 nằm ở mức nguy hiểm

Nói tóm lại, chỉ số SpO2 là một thông số quan trọng và các thiết bị đo SpO2 là một sản phẩm thiết yếu mà các bạn nên mua sắm để sử dụng trong gia đình. Hiện nay trên thị trường có một số máy đo SpO2 nổi bật như máy đo SpO2 jumper jpd-500d, máy đo Fingertip Pulse Oximeter A2, máy đo SpO2 OXY200 Microlife,… để các bạn có thể tham khảo và mua sắm. 

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu cũng rất đơn giản, bạn có thể tự đo cho bản thân và người thân nhanh chóng. Có thể nói sau đại dịch Covid-19, đây là thiết bị y tế cần thiết, nên trang bị trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Liên hệ nhà thuốc Long Châu để được tư vấn chọn mẫu máy phù hợp và được hướng dẫn cách đọc chỉ số máy đo SpO2 và nhịp tim đúng nhất.

Khi phát hiện hơi thở có sự bất thường: Thở khò khè, nhịp thở không đều, có cảm giác thở gấp và biểu hiện khó thở,… thì nên áp dụng cách đo nồng độ oxy trong máu mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên để có biện pháp can thiệp kịp thời nhất. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt và hãy thường xuyên truy cập website của nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin hữu ích trong lĩnh vực y tế nhé.

Trung Kiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.